Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Chuyển Hóa Thân - Tâm

Chuyển hóa thân - tâm • PSN 15.05.2008 | Matthieu Ricard


Từ một tiến sĩ về tế bào di truyền học, con của triết gia nổi tiếng người Pháp Jean-Francois Revel, năm 1967, khi đang tuổi 20, Matthieu Ricard đã đến với đạo Phật. 40 năm qua, tu sĩ đã sống, tu tập trên triền Hymalaya, là một trong những phụ tá của đức Đạt lai Lạt ma. Ông được giới nghiên cứu Phật học Việt Nam cũng như thế giới biết tới qua cuốn sách nổi tiếng mang tên « Tu sĩ và Triết gia » ghi lại cuộc đối thoại giữa ông (Tu sĩ) và người cha đẻ ra ông (Triết gia). Matthieu Ricard là khách mời, một trong những diễn giả chính của Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008 tại Hà Nội. Dưới đây là nội dung chính bài nói chuyện của ông trong chiều 14.5 ------ Thay đổi bản thân mình, chúng ta có thể thay đổi cả thế giới. Chính tâm ta quyết định sự thay đổi này. Cần chuyển hoá tâm ta nếu muốn tạo ra một xã hội có tuệ giác.

 thương bao la, lòng thương trong ta tự tỏa như hương hoa thơm ngát của bông hoa kia. Không có tình thương sẽ không có sự hiểu biết và chúng ta càng cần phải có lòng tin vào chính chúng ta. Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp quyền năng chuyển hoá tâm. Ai trong chúng ta không có khiếm khuyết? Chẳng ai trong chúng ta hoàn hảo cả đâu. Chính vì thế chớ có tự căm thù mình, chính vì thế mới cần chuyển hoá tâm.

Sự an lạc cho thân tâm có được khi ta chuyển hoá tâm. Khi chúng ta có tình thương vô điều kiện, ấy là cái có ý nghĩa nhất đối với chúng ta. Tại Myanmar, vừa xảy ra thiên tai, Trung Quốc cũng vừa xảy ra động đất làm biết bao người chết. Chúng ta cầu nguyện cho họ, trong chúng ta xuất hiện sự lân mẫn đối với họ. Lòng lân mẫn trong tâm mình không chỉ để xuất hiện một lúc nào đó khi, có "sự kiện " gì xảy ra, mà cần phải thực tập mỗi ngày. Việc chuyển hoá bản thân có một tầm quan trọng lớn.

Chúng ta học đọc, viết, học nhiều môn khác nhau với mong muốn trở thành người nọ, người kia trong khi lại quên mất chuyện quan trọng là học cách chuyển hoá tâm mình. Tâm người thường như con khỉ vậy, nhảy nhỏt, bất an vì các dục vọng, mong được hạnh phúc cả đời. Ai cũng có quyền mong hạnh phúc. Nhưng chúng ta cũng phải mong hạnh phúc cho loài người bởi chúng ta cần phải biết, đạo Phật có khái niệm tương nhập: Sự phụ thuộc lẫn nhau của các cá nhân trong xã hội. Cái này có bởi cái kia có. Thế nên phải nghĩ, cứ theo đuổi mãi những điều phù phiếm hư ảo, ta có vui vẻ gì hơn không?

 Sự theo đuổi lợi ích cá nhân, tính ích kỷ là những nhân tố chính khiến tâm thân ta đau khổ. Khi tự đề cao bản thân mình, cũng là lúc ta gây đau khổ cho người khác. Hạnh phúc của cá nhân ta và hạnh phúc của xã hội chỉ có khi hai niềm hạnh phúc này kết hợp. Chúng ta cần có tuệ giác để kiểm tra xem động cơ của chúng ta là gì, ta luôn tự vấn, những điều ta đang làm có ích gì cho chính bản thân ta, cho mọi người?

Đừng đòi hỏi quá nhiều cho bản thân - đó là thể hiện lòng từ bi của Đức Phật. Đạo Phật rất thực tế cho tâm, đó là triết lý sống, và là sự thực hành. Có người hoài nghi, liệu tôi hay con người ta có thể chuyển hoá tâm mình được chăng bởi "Trời sinh ra tôi đã thế, bởi môi trường tôi đang sống nó thế, bởi, và bởi...". Thật nhiều nguyên do! Chúng ta không thể đánh giá hết sứ mạng to lớn của việc chuyển hoá thân tâm. Chúng ta chuyển hoá thân tâm từ từ từng bước. Giây tiếp giây, phút tiếp phút. Tâm ta như đại dương sâu thẳm, nhiều điều cần khám phá. Vậy chúng ta có thể chuyển hoá thân tâm bằng cách nào?

Thông qua thiền định. Đừng nghĩ thiền là chôn giấu niềm vui, suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta thực hành mỗi ngày, như chăm bón cái cây vậy. Nếu chưa thể ngồi thiền thì ít nhất mỗi ngày, hãy dành riêng cho mình dăm phút ngồi một mình trong im lặng. Chúng ta học thiền, chúng ta thiền, chúng ta có thể chuyển hoá tâm linh.

 Đừng chần chừ nữa, hãy thực tập từ hôm nay. Trong sự ồn ào, náo loạn, những người hành thiền vẫn có tâm bền vững chãi. Thậm chí, những người chỉ mới thực tập thiền trong vòng 8 tuần, thì đã có sự chuyển hoá tích cực, họ thấy bớt căng thẳng, bớt cáu gắt với người xung quanh. Thiền có lợi cho thân và cho tâm. Thiền là một loại vitamin cho cơ thể. Nuôi dưỡng tâm-thân, có ích cho ta, và cho xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét