Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

BẠN ĐÃ GHI DANH KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP CHÂU BẮC MỸ 2023 CHƯA?

 



KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP CHÂU BẮC MỸ LẦN THỨ 10

Check in 1 giờ chiều Thứ hai ngày 31 tháng 7 năm 2023 và

Check out lúc 11 giờ sáng Thứ năm ngày 3 tháng 8 năm 2023 (3 đêm 4 ngày)

Tại khách sạn Holiday Inn Resort: 40650 Village Drive, Big Bear Lake, CA 92315 

1./ Mỗi Phật tử học viên đóng $400/người.  Những người kế tiếp trong gia đình chỉ $300/người.  

🪷Ghi danh Online http://reg.khoatubacmy.org

🪷Zelle tiền chi phí hoặc donation về số phone: (626) 877-3458

🪷Check gởi & Thư từ liên lạc: PO Box 2864, Big Bear City, CA 92314

🪷Ghi danh hạn chót vào ngày 30 tháng 6 năm 2023 hoặc khóa sổ sớm hơn.

2./ Chư Tăng Ni ghi danh tham dự miễn phí

3./ Ban Tổ Chức đại thọ ăn uống suốt Khóa Tu Học

4./ Xe bus đưa đón từ Chùa Bát Nhã, Santa Ana & Chùa Quang Thiện, Ontario đến Big Bear

5./ Chương trình tu học Phật Pháp & xuất gia gieo duyên 3 ngày, truyền Bồ Tát Giới tại gia

6./ Khoá Tu Học có lớp nói tiếng Anh cho trẻ em theo gia đình về dự

7./ Ghi danh hành hương & thăm quan du lịch tại phố núi và hồ Big Bear               

              BAN TỔ CHỨC

Khóa Tu Học Phật Pháp Châu Bắc Mỹ Lần Thứ 10 – Hè 2023

      Trân trọng kính cung thỉnh

Nam Mô Liên Hoa Sanh Hội Thượng Phật Bồ Tát 

                    🙏❤️🙏

              TK Thích Tuệ Uy

 


Contact us:

Trưởng Ban Tổ Chức: HT Thích Tuệ Uy (626) 377-1103

Phó Ban Tổ Chức: Sc Thích Pháp Tạng   (714) 443-1210 

🪷 Email: khoatubacmy2023@gmail.com

🪷Web: www.TuVienLienHoaSanh.org

🪷Youtube: Tu Viện Liên Hoa Sanh

 🪷FaceBook: Thầy Hộ Pháp

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

ĐƯỜNG VỀ TU VIỆN LIÊN HOA SANH



 BROCHURE 

ĐƯỜNG VỀ TU VIỆN LIÊN HOA SANH

Đường lên Big Bear City từ Los Angeles hoặc Orange County rất dễ dàng:

·         Đi các Freeway 10 East, 60 East, 91 East, hoặc 210 East

·         Chuyển qua Freeway 15 North Barstow

·         Exit 147 Bear Valley, quẹo phải đi 12 miles

·         Chuyển qua Highway 18, đi tiếp 12 miles rồi quẹo PHẢI ngay ngã ba Big Bear Lake.

Tiếp tục lái xe thêm 7 miles đến chân núi và bắt đầu lái lên đèo Bồng Lai CA-18. Đi 7 miles là đến đường số 4th, và quẹo PHẢI lên dốc 108m là thấy ngôi tu viện Liên Hoa Sanh màu xanh dương đậm của Đức Phật Dược Sư.

Có tất cả 5 đường cao tốc từ nhiều hướng khác nhau dẫn lên Big Bear City - Tu viện Liên Hoa Sanh, gồm có đường cao tốc: CA 18, 38, 330, 138 và 173, mỗi đường cao tốc có cảnh đẹp riêng. Duy chỉ có con đường cao tốc Highway 18 là dễ đi và an toàn nhất, kể cả lúc tuyết rơi vào mùa đông. Đây cũng là con đường tắt, rút ngắn 1/7 đoạn đường đèo.

LƯỢC SỬ TU VIỆN LIÊN HOA SANH

Big Bear City – Đà Lạt Việt Nam, nơi có Tu viện Liên Hoa Sanh, là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Nam California, có nhiều núi rừng thiên nhiên tươi đẹp và thời tiết mát mẻ.

Nơi đây, Tu viện Liên Hoa Sanh đã được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 2018 trong một nhân duyên thiêng liêng thù thắng, nương nhờ Linh Kiến của Đức Milarepa - bậc Đại Thành Tựu giả nổi tiếng của Tây Tạng, chỉ dạy và ban gia trì.

Nhờ ơn trên Tam Bảo gia trì, đức Liên Hoa Sanh hoá Phật bổ xứ, Hoà thượng Thích Tuệ Uy và đệ tử là Sư cô Thích Nữ Pháp Tạng đã khai sơn phá thạch kiến tạo ngôi Đạo tràng Liên Hoa Sanh trang nghiêm thanh tịnh.

Mục đích tạo dựng Tu viện Liên Hoa Sanh là để đại chúng nơi đây hạ thủ công phu tu tập một đời giải thoát giác ngộ. Đồng thời, Tu viện cũng là nơi để chư hành giả thập phương và Phật tử hữu duyên có nơi về tu tập, cùng với nhiều hoạt động Pháp khác làm lợi ích cho chúng sanh và dân chúng địa phương vùng phụ cận.

Tu viện Liên Hoa Sanh nằm trên non Đại Hùng Sơn, Big Bear City, có bốn mùa rõ rệt: mùa Xuân trăm hoa rộ nở khắp núi đèo, mùa Hạ nắng ấm, mùa Thu lá vàng, và mùa Đông tuyết rơi.

Nơi đây năng lượng từ trường rất tốt cho sự tu tập và đời sống tâm linh. Nếu có được duyên lành, hành giả nên lên Tu viện Liên Hoa Sanh, non Đại Hùng Sơn để thiền tập và thực hành Pháp; cũng như chiêm bái những thánh địa có năng lượng tốt lành như: Liên Hoa Sanh Sơn Động, Milarepa Sơn Động, Dakini Sơn Động.

Về với Tu viện Liên Hoa Sanh, hít thở, Pháp thoại và tu tập bất cứ truyền thống nào trong Phật giáo, là một sự quyết định thông minh. Ta hãy về thôi!

Nguyện cho các ước mơ thầm kín của những lữ hành phương xa, sẽ gặp thắng duyên thành hiện thực một lần lên non Đại Hùng Sơn chiêm bái và tu tập tại Tu viện Liên Hoa Sanh.

NAM MÔ LIÊN HOA SANH HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT

                                      🙏❤️🙏



THÔNG BÁO SỐ 2 KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ 10



 

PHIẾU GHI DANH KHOÁ TU BẮC MỸ 10 SUMMER 2023






 

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022


 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ - CANADA

THÔNG BÁO SỐ 1

KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN THỨ 10, CALIFORNIA 2023

 

​Ngày 29 tháng 10 năm 2022

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Kính bạch Chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni

Kính thưa quý Phật tử, 

Sau ba năm gián đoạn do COVID 19, vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ lần thứ 10 năm 2023 sẽ được trang nghiêm tổ chức tại Miền Nam California như sau:

1. Địa điểm:

The LODGE at Big Bear Lake, a Holiday Inn Resort

40650 Village Drive, Big Bear Lake, CA 92315 ~ Tel. (909) 866-3121

2. Thời gian:  Từ ngày Thứ hai 31 tháng 7, đến Thứ năm 3 tháng 8, năm 2023 (4 ngày 3 đêm), bắt đầu check in lúc 1 giờ chiều Thứ hai và check out lúc 11 giờ sáng Thứ năm.  

Chi phí khách sạn rất cao tại thắng cảnh phố du lịch Big Bear, cho nên để tạo điều kiện dễ dàng cho quý học viên về tham dự, khóa tu phải tổ chức vào ngày thường để được giá tốt.

3. Lệ phí:  $400/người

Xin hoan hỷ gởi chi phiếu cùng lúc gởi phiếu ghi danh vì ban tổ chức phải deposit chi trả từng phần cho khách sạn mỗi tháng. Gia đình có nhiều người phát tâm đồng về tham dự khóa tu học thì những người sau đóng mỗi vị $300.

4. Ghi danh: Xin điền Phiếu ghi danh tham dự và ngân phiếu gởi bằng bưu điện về:

      Tu Viện Liên Hoa Sanh, PO Box 2864, Big Bear City, CA 92314

(Lựu ý: Thư từ chỉ liên lạc qua đúng địa chỉ PO BOX trên, để tránh thư bị hồi trả lại)

Chi phiếu xin đề: Tu Viện Hộ Pháp, Memo: Khóa tu Bắc Mỹ 10

Mọi chi tiết cần biết xin hoan hỷ liên lạc: HT Thích Tuệ Uy: (626) 377-1103

SC Pháp Tạng (714) 443-1210, Phật tử Tú Anh (858) 201-9859​

​Email: khoatubacmy2023@gmail.com


Nam Mô Thành Tựu Trang Nghiêm Công Đức Phật,

          (Ấn ký) 

          Hòa Thượng Thích Tuệ Uy

Trưởng Ban Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 10

Viện Chủ Tu Viện Liên Hoa Sanh thành phố Big Bear

Q. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục


 NÓI VỚI BẠN TRẺ TĂNG NI  

Này bạn, xin bạn chớ buồn vì những dư luận xảy ra dạo gần đây.  Đạo Phật mình vẫn đẹp! Người tu sĩ mình vẫn đẹp lắm, nhất là giữa nhịp sống hối hả hôm nay! 

Khi xưa, Phật cũng từng bị vu oan hạ nhục đấy thôi.  Đạo Phật trải qua 2.600 năm lịch sử, thời đại nào mà chẳng có những biến động thử thách?

 Suy cho cùng dù nói gì đi nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận giá trị thiết thực của đạo Phật đối với con người và xã hội nhất là trong thời đại giá trị đạo đức của con người đang dần đi xuống. 

Đạo Phật đã và đang chung tay cùng xã hội để giáo dục một thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, đạo đức qua những khóa tu mùa hè trên khắp cả nước thu hút hàng ngàn thanh thiếu niên tham gia. 

Chúng ta không thể phủ nhận Đạo Phật đã và đang chung tay làm đẹp cuộc đời bằng nếp sống từ bi và trí tuệ.

Tôi thích nhất lời dạy của đức Phật rằng: đạo Phật thiết thực, hiện tại, được người trí chứng biết, đến để mà thấy chứ không phải chỉ để tin suông.

Tôi được biết huynh A là con của một nhà giàu, đẹp trai, học giỏi trốn đi tu.  Huynh B xuất thân nhà nghèo từng bán vé số đổi gạo nấu cơm... nhưng tôi không thấy sự khác biệt nào trong nhân cách giữa 2 người. Huynh nào cũng tỏa ra một năng lượng an lạc, nhẹ nhàng, huynh nào cũng hướng đến lý tưởng tự độ, và độ tha. 

Như vậy chẳng phải đạo Phật đã làm nên 1 giá trị tuyệt vời  hay sao? 

Nếu ai đó còn hoài nghi thì hãy cạo tóc xuất gia ăn chay khổ luyện chừng 3 năm sẽ thấy được giá trị tuyệt vời của đạo Phật thôi.  Ngày xưa, chàng gánh phân Na đề, tên cướp khét tiếng Angulimala... hay xuất thân từ dòng dõi Bà la môn cao quý như Sariputta, Moggallana... khi xuất gia vào tăng đoàn của Phật đều chứng thánh quả A la hán như nhau. 

Thế thì nguồn gốc xuất thân đâu có mảy may ảnh hưởng gì đến sự tu tập mà chúng ta phải nhọc lòng bàn cãi? 

Hỡi các bạn trẻ, cùng trang lứa của chúng tôi đang sống đời sống gia đình!  Các bạn nghĩ gì về chúng tôi - những người từ bỏ gia đình để sống đời sống không gia đình? 

Nếu bạn là người trí thức, có sự nhìn nhận bạn sẽ càng trân trọng người tu sĩ biết bao. 

Trong xã hội phát triển về mọi mặt như ngày nay, nhu cầu hưởng thụ của con người càng cao thì bạn hãy nhìn lại mà xem... khi các bạn chưng diện cho mình những bộ cánh đắt tiền thì người tu sĩ vẫn bộ đồ lam giản dị; khi các bạn có sơn hào hải vị, hội họp thường xuyên thì người tu sĩ vẫn rau dưa đạm bạc, sống chay lạc qua ngày ; khi các bạn có những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, picnic, karaoke, vũ trường... thì người tu sĩ vẫn lặng lẽ, đều đặn kệ kinh sớm chiều; khi các bạn có những ngày ngủ tới mặt trời lên đến đỉnh thì người tu sĩ vẫn đúng 3-4h dậy công phu. 

Trong khi bạn yêu sống chết duy nhất 1 người thì tu sĩ lại đem tình yêu của mình ban trải đến mọi loài xung quanh.

Chúng ta cũng không tránh khỏi những trường hợp sư giả đang len lỏi đâu đó trên những ngả đường để kiếm tiền bằng cách này hay cách khác.  Cũng dễ hiểu thôi vì khi người ta muốn làm hàng giả hàng nhái thì người ta phải chọn loại mặt hàng có giá trị và được người tiêu dùng ưa chuộng chứ !

Chúng ta cũng không tránh khỏi những trường hợp người tu sĩ không đẹp như những gì ta thần thánh hóa.  Cũng dễ hiểu thôi, vì người tu sĩ vẫn đang trên bước đường tu tập, đang chuyển từ phàm thành thánh, phạm phải những lỗi lầm sai sót là điều khó tránh.  Cái quan trọng là biết sai thì sửa lại cho đúng. Và càng quan trọng hơn nữa là ở cách chỉ lỗi của chúng ta. 

Đức Phật dạy một người khi muốn chỉ lỗi người khác phải đủ 5 đức tính:

1. Không vì lòng sân hận

2. Không vì đố kỵ

3. Không phải để hạ uy tín vị ấy

4. Có tâm từ bi

5. Chỉ với mục đích giúp vị ấy sửa lỗi để hoàn thiện bản thân.

(Theo lời giảng trong lớp Luật của Hòa thượng Minh Thông)

Chúng ta hãy xét lại xem mình có được mấy đức tính trong số đó? Đôi khi những lời nhận xét vô tội vạ sẽ vô tình đẩy họ vào bước đường cùng. Vì thế tôi mong bạn hãy suy xét cẩn trọng từng lời !

 Hơn nữa, chúng ta không nên vì những học trò lưu bang mà chỉ trích cho rằng nền giáo dục là vô ích, phỉ báng thầy giáo là những kẻ lừa bịp, thiếu tư cách rồi cho con em mình nghỉ học, cam chịu số phận mù chữ.  Đó chẳng phải là hành động của người có trí.

Ngày ấy, khi tôi phát tâm xuất gia, mọi người nói tôi thất tình nên đi tu và khuyên rằng: "không có đứa này thì kiếm đứa khác, tội gì phải chôn vùi tuổi xuân của mình trong chốn chùa chiền hiu quạnh vậy con?" 

Tôi chỉ mỉm cười vì biết câu chuyện tình Lan và Điệp đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người con Việt, từ đó vô tình mặc định đi tu là do thất tình.

Ba tôi thì phán một câu chắc nịch: " mày muốn đi tu thì bước qua xác tao đã !" Còn má tôi thì ngồi bệch ra đất mà khóc, mà giãy đạp như đứa con nít lên 3. 

Bà con xóm làng cũng có người nói thẳng: "đồ bất hiếu, cha mẹ nuôi ăn học cỡ đó sao không lo nuôi dưỡng báo đáp mà lại bỏ đi tu..."

Tôi cũng không biết mình đã vượt qua những thử thách dư luận ấy như thế nào. Chỉ biết rằng lúc ấy, trong tôi tràn đầy lý tưởng nhiệt huyết, chỉ một lòng mong muốn được xuất gia.

Như bạn đã biết đó !

Cuộc đời tu là cả hành trình dài chiến đấu với tham sân si của chính mình. Đâu phải dễ dàng để từ bỏ những thói quen thế tục, những suy nghĩ phàm trần đã huân tập trong tâm mình từ bao kiếp. 

Cũng có những giây phút bất giác yếu lòng thả hồn theo những thú vui bên đường nhưng nhờ lý tưởng, nhờ sơ tâm ban đầu, nhờ sự nhắc nhở của chánh pháp và sự bảo hộ của giới luật  tôi kịp thời dừng lại và tiếp tục cuộc hành trình tiến về nẻo giác.

Rất nhiều người hỏi tôi đi tu có khó không? Tôi trả lời khó chứ. Người tu đi ngược dòng đời, khó vô vàng.  Sư phụ tôi từng dạy: "Một khúc gỗ muốn tạc thành tượng Phật để người ta tôn thờ thì trước tiên đó phải là một khúc gỗ tốt, không sâu mọt.  Rồi khúc gỗ ấy phải chịu để người ta cưa xẻ, đục đẽo. Mọi thứ đều cẩn thận chi li từng đường nét, nếu không chỉ cần lỡ tay làm sứt cái mũi thôi thì bức tượng ấy cũng phải bỏ đi."

Người tu sĩ phải trải qua những khổ luyện tương tự như thế đấy bạn ạ. Chứ không phải đơn giản là những kẻ hôm trước người ta kêu bằng "thằng", hôm nay cạo tóc một cái người ta liền gọi bằng "thầy" rồi lạy lục, và dâng cúng.

Bạn ơi, cơn lốc xoáy nào rồi cũng đi qua, tất cả mọi thứ rồi cũng lùi vào dĩ vãng.  Tôi chỉ biết rằng tôi và bạn đang rất hạnh phúc vì đang cùng nhau đi trên con đường hạnh phúc - một hạnh phúc không gì đánh đổi được giữa cuộc đời vô thường sanh diệt. Hãy hứa với tôi, chúng ta mãi mãi là pháp lữ, mãi mãi mạnh mẽ bước những bước chân thật vững chãi trên con đường mình đã chọn. Dù sao đi nữa tôi vẫn thấy mình thật hạnh phúc vì được làm tu sĩ, bạn ạ.


  ~Thầy Lệ Trang (2019)



Photo: hình minh hoạt.  HT Thích Tuệ Uy thổi Pháp loa, Huê Kỳ

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

CÔNG BỐ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG

 


CÔNG BỐ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG GHPGVNTN VIỆN TĂNG THỐNG

"Ngày 21 tháng 8 năm 2022, Phật lịch 2566, buổi lễ phát nguyện và suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, đồng thời suy cử Chánh Thư Ký Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống, được cử hành tại Chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.




Ngày 22 tháng 8 năm 2022, Phật lịch 2566, buổi lễ chính thức trao truyền Di chúc, ấn tín, và khai ấn, được cử hành tại Tổ đường Từ Hiếu, quận 8 TP. Hồ Chí Minh.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thể hiện bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm sở y cho bốn chúng đệ tử hành Đạo và hóa Đạo, tác Như Lai Sứ, hành Như Lai sự.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Lịch đại Tổ Sư, kế  thừa và phát huy lý tưởng phụng sự Dân tộc và nhân loại như đã được minh định bởi Hiến Chương của Giáo Hội, vì một đất nước thanh bình an lạc, vì một truyền thống nhân ái bao dung, vì một xã hội đạo đức tôn trọng phẩm giá của con người, tôn trọng các quyền tự do bình đẳng giữa người và người.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, trong hiện tình của Giáo Hội, là y xứ từ đó hướng đến kiện toàn các cơ cấu Hội Đồng Lưỡng Viện của Giáo Hội vốn đã giải thể theo Quyết Định số 12/TT/VTT/QĐ, Phật lịch 2562, Saigon ngày 25/11/2018 bởi Đức Đệ Ngũ Tăng Thống." 

[ Trích Công Bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Viện Tăng Thống ]

https://hoangphap.org/hoi-dong-giao-pham-trung-uong-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-thong-nhat-vien-tang-thong-tran-trong-cong-bo/

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

KHOÁ TU PHOWA & LỄ QUÁN ĐẢNH 9/9/2022 Big Bear City


 THÔNG BÁO KHOÁ TU:


LỄ QUÁN ĐẢNH &  TRUYỀN DẠY ĐẠI PHÁP PHOWA - NGỌN CỎ CẮM THẲNG TẠI TU VIÊN LIÊN HOA SANH, CALIFORNIA GIỮA THÁNG 9/2022

Con kính qui mạng đảnh lễ Đức Phật A-Di-Đà

Kỳ diệu thay!  Lành thay!  Đại Pháp Phowa thâm diệu Tịnh Độ Tông của Mật Thừa làm lợi ích chúng sanh hữu duyên ngày nay đang phổ khắp năm châu bốn biển, và nay Pháp Phowa này sẽ được H.H.   Rigzin Dorjee Rinpoche sẽ ban lễ quán đảnh và khẩu truyền.

Khoá tu Chuyển Di Thần Thức - Dòng Nyingma Cổ Mật Phowa sẽ trang nghiêm tổ chức tại Đạo Tràng Tu Viện Liên Hoa Sanh 3 ngày thứ Sáu, Bảy & Chủ Nhật ngày 9, 10 & 11 Tháng 9  Năm nay 2022 tại:

TU VIỆN LIÊN HOA SANH - OGYEN CHOELING

45564 4Th Street 

Big Bear City, CA 92314

Tel.:(714) 443-1210

       (626) 377-1103

Thay mặt cho ban tổ chức Pháp hội Phowa, chư Tăng Ni TVLHS kính thông báo đến đại chúng liễu tri về tham dự, và phát tâm hoan hỷ vui theo công đức hoằng Pháp H.H Rigzin Dorjee Rinpoche.

Vì Khoá Tu có giới hạn, số hành giả khắp nơi về tham dự rất đông, mong quí Phật tử hoan hỷ dành thời gian sắp xếp ghi danh sớm nhất, và bắt đầu từ ngày hôm nay.

Anila Pháp Tạng Tỳ kheo ni sẽ là vị thông dịch tiếng Vietnamese xuất sắc để giúp cho chư hành giả Việt Nam thâm nhập Pháp môn Phowa một cách dễ dàng.  Đồng thời, sẽ có rất nhiều hành giả mười phương khắp nơi đồng tụ hội về hộ trì và tu tập.

Trong ngày tu Phowa cuối cùng, Tổ Sư H.H Rigzin Dorjee Rinpoche sẽ kiểm chứng các dấu hiệu thành tựu Phowa của các đệ tử hành giả theo truyền thống cổ truyền.   Từng vị sẽ lên để được kiểm chứng kết quả của 3 ngày tu tập.  

Khi có dấu hiệu  NGỌN CỎ CẮM THẲNG đứng trên đỉnh đầu cho các hành giả là dấu hiệu đắc Pháp Phowa, CỬA GIẢI THOÁT MÔN đã mở trên đảnh đầu, đường về cõi Cực Lạc trong tương lai là tự tin chắc chắn khi mãn duyên kiếp người.

Khoá tu 3 ngày trên, Ban tổ chức xin phát tâm cúng dường: miễn phí ghi danh tu học cho tất cả chư Tăng Ni, cúng dường kinh sách nghi quỹ hành trì cho tất cả Đại chúng, nếu Đại chúng muốn phát tâm đóng góp tịnh tài và bảo trợ các chi phí tổ chức, xin tuỳ hỷ cúng dường.  

Khoá tu Phowa mở rộng cho tất cả Đại chúng nhưng chư vị phải tự túc chỗ ngủ  và vật thực trong ba ngày.  BTC chỉ có khả năng giới hạn lo hoặc sắp xếp chỗ nghỉ và ăn  cho các hành giả ở phương xa về tham dự.   BTC rất hoan hỷ nhận mọi sự giúp đỡ của các nhà bảo trợ cho Ban tổ chức có thể chu toàn đại Phật sự  khoá tu Phowa lần đầu tiên này của tu viện một cách tốt đẹp và nhiều Pháp lạc duyên lành.

Chư hành giả ở xa lần đầu tiên đến Tp du lịch Big Bear City, BTC sẽ hướng dẫn cho quí vị chiêm bái thiền hành tại một số các Thánh địa trên non Đại Hùng Sơn và tham quan phố núi du lịch nổi tiếng Big Bear Lake.

Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia trì cho tất cả Đại chúng sức khoẻ và trường thọ, Bồ đề tâm tăng trưởng và đắc Pháp tu tập, sớm giác ngộ độ chúng sanh.

Hẹn sớm gặp toàn thể Đại chúng trong khoá tu  tại Tu Viện Liên Hoa Sanh, Big Bear City.

Om Ami Dewa Hrih _()_ Nam Mô A Di Đà Phật

Big Bear City, ngày Vía Đức Liên Sanh mùng 10 tháng 4 năm Tân Sửu 2022

TM Ban Tổ Chức,

🙏❤️🙏

Hoà thượng Thích Tuệ Uy

Sư cô Thích Nữ Pháp Tạng


🏔🏔🏔🏔🏔

Ghi chú:  

👉Tất cả quí vị Phật tử muốn tham dự khoá tu, xin nhớ tự túc mua vé ✈️ và đến phi trường  quốc tế Los Angeles - LAX 👌🏻giá vé này này chắc chắn Đức Phật A Di Đà sẽ hoàn trả lại hơn gấp tỉ tỉ tỉ lần.

👉Quí Phật tử nhớ tự mướn xe về tu viện hoặc gọi đặt dịch vụ Uber Taxi


PHOWA - NGỌN CỎ CẮM THẲNG🌾🌾🌾 Thầy Núi Quê Mùa Cũng Dự Phần Đắc Pháp Phowa 


Video:  😇🙏👉👉👉https://www.facebook.com/100001092672983/posts/5256295701083467/?d=n

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

VIỆC NÀO QUAN TRỌNG HƠN:

 TU TẬP TRONG CÔ TỊCH hay HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH 

Có hành giả hỏi Geshe Tonpa rằng, tu tập trong cô tịch hoặc giúp đỡ người khác bằng Giáo Pháp, cái nào quan trọng hơn?

Geshe Tonpa trả lời: 

Đối với một người sơ cơ không có kinh nghiệm tu tập lẫn kinh nghiệm chứng ngộ thì thật vô ích khi cố gắng giúp đỡ người khác bằng Giáo Pháp.  Họ chẳng gia hộ được cho bất kỳ một ai, giống như không có gì để rót ra từ một chiếc bình rỗng.  Những giáo huấn của họ vô vị và không có thực chất, giống như ủ bia mà không nén hạt. 

Một số người ở giai đoạn phát nguyện, là những người đã có hơi ấm [150] của công phu tu tập nhưng chưa được kiên cố vững chắc trong việc tu tập cho lắm, thì họ không thể làm việc vì lợi ích của chúng sinh. Lực gia trì của họ giống như thứ gì đó được rót từ bình này sang bình khác: họ chỉ có thể đổ đầy cho người khác bằng cách làm cạn kiệt chính mình.  Những giáo huấn của họ giống như một ngọn đèn được chuyền từ tay này qua tay khác: nếu họ cho người khác ánh sáng thì họ sẽ ở trong bóng tối. 

Nhưng người đã đạt được một trong những quả vị của Bồ Tát thì sẵn sàng làm việc vì lợi ích chúng sinh.  Lực gia trì của các vị ấy giống như năng lực của một chiếc bảo bình như ý: họ có thể giúp tất cả chúng sinh mà không bao giờ trở nên khô cạn.  Những giáo huấn của các vị ấy giống như một ngọn đèn đặt ở ngay trung tâm, từ đó mọi người có thể bắt lấy ánh sáng mà ngọn đèn không bao giờ bị lu mờ. 




Do đó, thời đại suy đồi này không phải là lúc để những người bình thường giúp đỡ người khác một cách hời hợt bề ngoài, mà đúng hơn là lúc để họ sống ở những nơi cô tịch và tu luyện tâm thức trong lòng từ và bi của Bồ đề Tâm.  Đây là lúc tránh xa những cảm xúc ô nhiễm tiêu cực.  Khi một cây thuốc quý vẫn còn là một cây non chưa tới lúc thu hoạch, thì đó là lúc phải bảo vệ nó. 

Vì những lý do này, thật là khó khăn để thực sự bố thí Pháp cho người khác.  Thuyết giảng một giáo lý cho người khác mà bản thân chưa từng có kinh nghiệm về giáo pháp đó thì sẽ chẳng giúp được gì cho họ.  Đối với việc góp nhặt những phẩm vật cúng dường và tài sản bằng việc giảng Pháp, Ngài Padampa Sangye gọi đó là “sử dụng Pháp như món hàng để làm giàu.” 

Trừ phi bạn đã vượt qua niềm ước muốn bất kỳ điều gì cho chính bản thân mình, còn thì sẽ chẳng tốt lành gì hơn khi vội vã lao vào những hoạt động vị tha. 

Thay vào đó, hãy cầu nguyện rằng tâm thức của những tinh linh có thiện căn có thể được giải thoát khi nghe bạn cầu nguyện, trì tụng thần chú hay tụng đọc kinh điển.  Hãy suy xét kỹ lưỡng điều đó để có thể tụng những bài nguyện bố thí Pháp được tìm thấy ở phần cuối của các bản văn nghi thức torma nước hay cúng dường thân, chẳng hạn như: 

Hãy từ bỏ điều xấu 

Năng làm các hạnh lành. 

Thường làm chủ tâm mình. 

Đây là lời Phật dạy. 

Khi những tham dục ích kỷ của bản thân bạn đã cạn kiệt, thì sẽ tới lúc để bạn hoàn toàn dâng hiến bản thân cho người khác, không chút bận tâm về sự an toàn và hạnh phúc của riêng mình và không lơi lỏng nỗ lực của bạn dù chỉ trong giây lát. 

~ Patrul Rinpoche


Trích: LỜI VÀNG CỦA THẦY TÔI - Chương 2: Khơi dậy bồ đề tâm, gốc rễ của Đại Thừa.




#AnTu

#AnCuNoiChonCoTich

#LienHoaSanhMonastery

#letmeinspireyou

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

😮😮😮 "ĐI TU" LÀ... ĐI ĐÂU?

 "ĐI TU" LÀ... ĐI ĐÂU?

Hỏi “đi tu là đi đâu?” nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Vì thật tế cho thấy rằng có những người sau khi xuất gia rồi không biết mình nên làm gì.

Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi. Trong bài viết nhỏ này, người viết xin ôn lại một vài lời dạy của Đức Phật ngày xưa, như một gợi ý để nhắc nhau tu hành trong thời đại phức tạp này.

Ngày nay một người sau khi cạo tóc xuất gia thường được thầy tổ gửi vào các trường Phật học để học.  Cứ như thế học hết trường này đến trường khác.  Có người học xong các chương trình Phật học rồi thì theo học các trường bên ngoài. Sau khi học xong, một số người trở thành giảng sư, một số đi dạy ở các trường Phật học, một số người thì tổ chức làm những việc khác như làm từ thiện, tổ chức phóng sinh, và một số thì hầu như… thất nghiệp, không có việc gì làm. 



Có lẽ vì vậy mà nhiều Tăng Ni đã theo học hết trường này đến lớp khác.  Họ rất sợ không còn lớp để học, vì hình như ngoài việc đi học ra họ không còn biết làm gì.  Học cho hết thời gian… Những cách học và làm việc trên đây thật ra không có việc nào gọi là tu đúng nghĩa, không phải là cốt lõi của sự tu hành theo lời Phật dạy.

Muốn biết cốt lõi của Phật giáo là gì, ta hãy quay trở lại cội nguồn ban đầu của Phật giáo thì rõ.  Bản thân Đức Phật và những đệ tử của Ngài khi đó, đi tu đều vì mục đích được giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. 

Việc truyền bá Chánh pháp chỉ thực hiện sau khi đã giác ngộ, đã chứng được một trong bốn quả Thanh văn, hay chí ít cũng đã nắm được pháp môn tu và hưởng được phần nào hương vị giải thoát.

Chính vì chủ trương như thế nên khi Đức Phật còn tại thế, người nào sau khi xuất gia cũng tập trung vào việc tu tập để chứng quả và coi đó là bổn phận duy nhất của mình.  Và đây là lý do vì sao vào thời Đức Phật, số người chứng quả rất nhiều. 

Rõ ràng, cốt lõi của việc tu hành trong đạo Phật là để GIẤC NGỘ và GIẢI THOÁT, chứ không phải bất cứ cái gì khác. Đọc Kinh tạng Nikaya và A-hàm, chúng ta thấy có rất nhiều bài kinh nói về “mục đích tối cao mà các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến” và đều thống nhất một mục tiêu duy nhất là đoạn trừ sinh tử, như được ghi trong kinh Sela (thuộc Trung bộ kinh): “Rồi Tôn giả Sela với hội chúng sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, Tôn giả chứng được mục đích tối cao mà các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng


Đó là vô thượng phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự chứng đạt và an trú. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa. Vị này biết như vậy và Tôn giả Sela với hội chúng trở thành các vị A-la-hán”.

Đặc biệt trong Tiểu kinh ví dụ lõi cây (thuộc Trung bộ kinh) Đức Phật đã dạy rất rõ ràng về mục đích của xuất gia, về cốt lõi của tu hành: 

“Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, bỏ qua dác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi và tưởng rằng đó là lõi cây. 

Một người có mắt thấy vậy bèn nói: ‘Thật sự người này không biết lõi cây, không biết dác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua dác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu’”. Trong đó, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng là cành lá, giới đức là vỏ ngoài, thiền định là vỏ trong, tri kiến là dác cây, và tâm TÂM GIẢI THOÁT BẤT ĐỘNG là lõi cây.

Đức Phật chê trách những ai tu hành vì để đạt được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, giới đức, thiền định, tri kiến và tuyên bố rằng đó đều không phải là mục đích chân chính của “người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. 

Và Ngài kết luận rằng: “Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh”. 

Tâm giải thoát bất động chính là giải thoát khỏi phiền não khổ đau của cuộc đời, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, và đó mới là mục đích tối cao của việc xuất gia.

Đọc lại những lời dạy của Đức Phật, nhìn lại chúng ta ngày nay như thế nào? Chúng ta đã đạt được (hay có ý muốn đạt được) lõi cây chưa? 

Chỉ e là ngay cả dác cây, vỏ trong, vỏ ngoài cũng không có, mà chỉ có cành lá, tức là chỉ có lợi dưỡng, cung kính, danh vọng mà thôi. Chúng ta đạt được cái điều thấp nhất mà Đức Phật chê trách. 

Ấy vậy mà không ít người khi có những điều đó lại rất tự hào, rất hãnh diện. Chúng ta không biết, hoặc đã quên đi cốt lõi của việc tu hành. 

Ngày nay chúng ta không khó bắt gặp những người chỉ mới làm được một số việc như từ thiện, thuyết pháp, dẫn chương trình, đưa tin tức Phật sự, tập hợp được một tín đồ, được danh tiếng, cung kính, cúng dường, được cử làm chức vụ trong Giáo hội… thì liền “hoan hỷ, tự mãn… khen mình, chê người, rằng ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Rõ ràng chúng ta đã bám víu vào cái mà Đức Phật dạy chúng ta phải từ bỏ.

Chúng ta đã bị lạc đường rồi! Cho nên càng đi chúng ta đã xa rời với lý tưởng thật sự của người tu.

Những người lạc quan cho rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay đang rất phát triển vì làm được nhiều việc, có nhiều tín đồ theo.  Tôi thì không nghĩ như vậy. Ngược lại, tôi cho rằng chính những cái mà ta cho là đang phát triển đó lại là biểu hiện của một sự thiếu hụt bên trong. 

Điều này có thể hiểu theo hai cách: Hoặc là do thiếu hụt bên trong nên người ta cố gắng làm cho cái bên ngoài phát triển, hoặc là do chỉ tập trung phát triển cái bên ngoài mà bỏ qua cái bên trong.  Dù sao thì chúng ta cũng cần phải nhìn lại tình trạng tu tập và hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam hiện nay và cần chú trọng trở về với mục đích và lý tưởng thật sự của việc tu hành, của đời sống xuất gia.

Khi đọc về việc xuất gia tu hành thời Đức Phật, chúng ta thật sự hâm mộ và yêu thương cuộc sống ấy biết mấy. Sau khi xuất gia cho một vị nào đó, Đức Phật đã dạy họ phương pháp tu tập. Vị đệ tử ấy vâng lời Đức Phật, đã “lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm” để thực tập pháp ấy cho đến khi giác ngộ. 

Trong thời đại ngày nay chúng ta cũng có thể làm được việc đó, nếu như chúng ta “đủ can đảm” bỏ bớt đi những “thành công” bên ngoài, đủ dũng khí xả ly tiền tài, vật chất, danh vọng, địa vị. 

Một vị thầy, sau khi xuất gia cho đệ tử, ngoài việc dạy oai nghi tế hạnh của người xuất gia thì điều quan trọng là phải định hướng, hướng dẫn con đường tu hành, cũng như tạo điều kiện cho đệ tử tu hành để đạt được mục đích chân chính của người tu, tức là giác ngộ, như Đức Phật đã từng làm.

Như đã đề cập ngay từ đầu, chúng ta đi tu không phải để đi tìm việc làm, mà là đi tìm sự giác ngộ. Chúng ta bỏ cả cuộc đời của mình, vào chùa ở không phải chỉ để chuyển từ “bán hủ tiếu mặn sang bán hủ tiếu chay”.  

Việc làm thì có giới hạn nên sẽ có nhiều người bị thất nghiệp, nhưng tu hành để giải thoát là việc mà ta có thể làm cả cuộc đời. Giáo pháp của Đức Phật là để tu chứ không phải để làm việc.  

Và cũng chỉ có tu, chứ không phải rao giảng suông, mới làm cho giáo pháp của Đức Phật sống động giữa cuộc đời. “Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau”.

Mong sao những lời dạy tha thiết của Đấng Từ phụ không chỉ là cái đẹp nằm trên những trang kinh…

Thích Trung Hữu