Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Tin tức Phật giáo Thế giới (tuần thứ 4, tháng 12, 2010)



HÀN QUỐC: Viện Bảo tàng Quốc gia triển lãm về Con đường Tơ lụa và Hang động Đôn Hoàng 

Từ ngày 18-12-2010 đến 03-04-2011, Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc tổ chức cuộc triển lãm đặc biệt "Con đường Tơ lụa và Đôn Hoàng".

Trong đó nổi bật là cuốn "Du ký tại 5 vùng của Ấn Độ" của tu sĩ Phật giáo Triều Tiên Hyecho (704-787), được mượn về Hàn quốc từ Thư viện Quốc gia Pháp.

Năm 16 tuổi, nhà sư Hyecho đến Trung Hoa, rồi từ đây ông đi Ấn Độ để nghiên cứu Phật giáo vào năm 723, khi ông được 20 tuổi. Sau đó ông du hành gần 20.000 km về Tây An (Trung Hoa), qua Ba Tư và Trung Á, viếng thăm khoảng 40 đất nước cổ xưa trên đường đi.

Cuốn Du ký có kích thước 42x358 cm của nhà sư Triều Tiên Hyecho (704-787) - Photo: Yonhap News
Cuốn Du ký có kích thước 42x358 cm của nhà sư Triều Tiên Hyecho (704-787) - Photo: Yonhap News

Sau khi trở về Trung Hoa vào năm 727, ông đã ghi chép lại những cảm nhận của mình về các phong tục và các hệ thống chính trị, văn hóa, kinh tế của các vương quốc trên Con đường Tơ lụa.

Du ký của sư Hyecho bị thất lạc trong nhiều thế kỷ, trước khi được nhà thám hiểm và khảo cổ người Pháp là Paul Pelliot phát hiện tại hang động Đôn Hoàng ở Trung quốc vào năm 1908.

Theo Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc, đây là lần đầu tiên cuốn du ký này được trưng bày trước công chúng.

Ngoài ra triển lãm còn có 220 di sản thuộc Hang Đôn Hoàng từ 10 viện bảo tàng Trung quốc, một bản sao của hang Đôn Hoàng, các tượng kỵ binh cầm kích có từ thời nhà Hán được làm bằng đồng...

(Korea.net - December 22, 2010)  

Paul Pelliot

After returning to Hanoi in 1901, he received the Cross of the Legion on Honor for this and other exploits during the siege. He was presently made a Professor at the École, and for several years divided his time between studying in Hanoi and acquiring books in China. His first scholarly note, which appeared in the Bulletin of the École for 1902, already displayed the erudite and critical posture which were to be his signature in the world of scholarship.

He returned to France in 1904 to represent the École at the 14th International Congress of Orientalists, which was to be held in Algiers in 1905. While in France, he was chosen to direct an archaeological mission to Chinese Turkestan. On 15 June 1906 he set out from Paris with a geographer and a photographer, and finally arrived at Peking in December 1910. On the way, the expedition had done useful work at several archaeological sites, but its high point was a stay of three weeks at a site already known from the 1907 visit of Aurel Stein: the huge manuscript trove of the Cave of the Thousand Buddhas in Dunhwang. Stein had made purchases from these riches, which are now the nucleus of the British Museum collection. Pelliot, arriving later but with an incomparably greater knowledge of Buddhism and of Chinese tradition generally, and with an almost photographic memory, was able to make much more discerning selections.

Paul Pelliot at Dunhwang

These are now the core of the Collection Pelliot in the Bibliothèque Nationale and the Musée Guimet of Paris. One item which he then overlooked, but later translated in collaboration with Edouard Chavannes from a facsimile of the Chinese text published by Lwo Jvn-yw, was a long Manichean Treatise on the Light. Pelliot, like most 20th century French Sinologues, was much concerned with the history of religion. Among his Dunhwang purchases were some Buddhist texts in Sogdian, including the Sutra of Cause and Effect, whose publication gave a great impetus to Iranian studies, and laid the foundation for the study of Sogdian grammar by Gauthiot and Emile Benveniste. Pelliot was one of the first scholars to realize the enormous importance of Middle Iranian languages, especially of Sogdian, in the transmission of religions and cultural motifs between Iran and Chinese Central Asia. His 1912 article (based on his Collège de France inaugural lecture of 1911) on Iranian influence on Central Asia remains a starting point for research on that subject.

Trích Source:  http://www.umass.edu/wsp/sinology/persons/pelliot.html

2

Bản sao của Hang Đôn Hoàng - Photo: Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc

3

Các tượng kỵ binh cầm kích từ thời Hán - Photo: Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc 

 

MÃ LAI: Triển lãm 1.000 di sản Phật giáo 

Kuala Lumpur, Mã Lai -Hơn 1.000 hiện vật về tôn giáo và văn hóa Phật giáo và Tây Tạng cổ xưa được trưng bày tại cuộc triển lãm Những Bí ẩn Thiên niên kỷ ở Sân vận động Putra của khu Bukit Jalil, Kuala Lumpur.

Cuộc triển lãm 10 ngày do Hội Phật giáo Kadhampa của Mã Lai tổ chức đã khai mạc vào ngày 23-12-2010, được dự kiến sẽ có trên 80.000 người tham quan.

Những hiện vật trưng bày bao gồm xá lợi Đức Phật, các tác phẩm điêu khắc, nhạc cụ và nghệ thuật chạm khắc ngọc bích. Lee Chi How, chủ tịch ủy ban hoạt động của triển lãm cho biết rằng một số hiện vật đã bị biến dạng và thay đổi màu sắc trong những năm qua.

Đại sư thứ 18 của phái Dromtug là Losang Choekye Pelden, vị đại sư cao cấp nhất của hội Kadhampa Quốc tế Toàn cầu, đã nhấn mạnh về 3 tác phẩm Đức Phật điêu khắc bằng bạch ngọc - tương truyền là có từ thời nhà Đường.

Đại sư nói mục đích của cuộc triển lãm là để khơi dậy sự quan tâm của khách tham quan và, theo cách đó, để truyền bá đạo Phật.

(Big News Network - December 25, 2010)  

4

Mặt nạ của Phật giáo Tây Tạng được triển lãm tại Kuala Lumpur - Photo: S.A Syed Nordin 

 

HOA KỲ: Các nhà sư Tây tạng tạo đồ hình cát (mandala) để mừng sự kết thúc của năm 2010 

Tại Viện Drepung Gomang ở Louisville (Kentucky) vào chiều ngày 26-12-2010, một mandala - tranh cát Tây Tạng - đã được 9 nhà sư Tây Tạng thực hiện, để giúp họ mừng lễ kết thúc năm 2010 và sự khởi đầu của năm mới.

Các nhà sư, với 8 người trong số họ đang đi một vòng tại Hoa Kỳ trong một năm, sẽ tạo hình mandala hàng ngày với chủ đề hòa bình cho đến ngày 01-01-2011.

Với việc dùng hơn 30 màu bằng bột đá được mang theo từ ngôi đền của họ tại nam Ấn Độ, đồ hình mandala sẽ là một biểu tượng hòa bình thế giới có nhiều chi tiết, qua sử dụng những hình ảnh liên quan đến các tín ngưỡng khác nhau.

Vào ngày 02-01-2011, đồ hình sẽ được xóa đi và các nhà sư sẽ đi đến Chicago.

Họ là những tu sĩ đến từ Học viện Drepung Gomang ở Mundgod, Ấn Độ. Họ sẽ viếng thăm 14 tiểu bang của Hoa Kỳ, quyên tiền qua cúng dường cho 2.000 tăng sĩ đang học tại Ấn Độ.

(courier-journal.com - December 26, 2010)

 

ĐÀI LOAN: Hội chợ sách Đài Bắc về nền văn hóa Bhutan 

Triển lãm Sách Quốc tế Đài Bắc (TIBE) năm 2011 được dự kiến khai mạc vào ngày 09-02-2011 tại Trung tâm Thương mại Thế giới Đài Bắc, làm nổi bật nền văn hóa và văn học Bhutan.

Hội chợ sách cũng sẽ giới thiệu một loạt ấn phẩm của Bhutan về y học, ngôn ngữ, kiến trúc, lịch sử, văn hóa và môi trường, cũng như về trang phục truyền thống của đất nước vùng Hi Mã Lạp Sơn này.

Một trong những bảo vật quốc gia Bhutan được trưng bày là '8.000 Vần thơ về Trí huệ Thù thắng', một danh tác quan trọng của Phật giáo có từ thế kỷ thứ 12.

Bảo vật thứ hai là một cuốn tiểu sử nguyên bản về Padmasambhava, một vị đại sư xuất chúng từ Ấn Độ. Ông là người khởi xướng Phật giáo Kim Cương Thừa tại Bhutan và Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8. Người Bhutan tin rằng ước nguyện của họ có thể thành hiện thực bằng cách đọc cuốn sách của ông.

Hội chợ TIBE sẽ được tổ chức tại 3 phòng triển lãm của Trung tâm Thương mại Thế giới Đài Bắc từ ngày 09 đến 14-02-2011.

(Taiwan News - December 26, 2010)  

5

Danh tác Phật giáo '8.000 Vần thơ về Trí huệ Thù thắng' - Photo: Taiwan News 

6

Một nguyên bản cuốn tiểu sử về đại sư Padmasambhava - Photo: Taiwan News 

 

THÁI LAN & TÍCH LAN: Quảng bá du lịch hành hương 

"Tích Lan và Thái Lan đã có mối quan hệ mật thiết từ thời cổ xưa. Cả 2 nước cùng có đạo Phật là tôn giáo chính và có các hoạt động văn hóa tương đồng."

"Do đó 2 nước có tiềm năng để thúc đẩy du lịch hành hương một cách bền vững", Thống đốc tỉnh Nam (Tích Lan) là Kumari Balasuriya đã phát biểu tại một buổi lễ tôn giáo để đón chào các thành viên Gia đình Hoàng gia Thái Lan, diễn ra tại Đại Tịnh xá Kosgoda Gane Purana Raja.

Bà nói rằng con số du khách hàng năm từ Tích Lan đến Thái Lan đạt khoảng 40.000, trong khi khách du lịch Thái Lan đến Tích Lan là từ 4.000 đến 5.000 người.

Với sự khôi phục lại hòa bình tại Tích Lan, con số du khách đến từ Thái Lan đang tăng lên, bà nói.

Những sự quảng bá du lịch là rất cần thiết để thu hút thêm nhiều du khách hơn.

Những cách quảng bá khác về du lịch như là du lịch sinh thái, nông nghiệp, hành hương,y khoa, thám hiểm và kiến thức là rất quan trọng để thu hút các thị trường mới, thay vì chỉ là du lịch giải trí truyền thống.

(Daily News - December 28, 2010) 

Diệu Âm lược dịch

Phòng Tin Tức Phật Sự Hoa Kỳ và Thế Giới - HoPhap.Net
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét