Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Hành hương Thánh địa Ladakh: Vẻ đẹp hoang dã và thần bí

Hành hương Thánh địa Ladakh: Vẻ đẹp hoang dã và thần bí


Nằm trong dãy Himalaya, Ladakh là vùng đất được biết đến như Vương quốc tiểu Tây Tạng ở phía bắc của Ấn Độ, nơi Phật Pháp phát triển mạnh và tạo nên một nền văn hóa Phật giáo sống động và thịnh vượng.

Leh là thành phố lớn nhất Ladakh với cư dân chủ yếu sống bằng nghề du mục, chăn thả các đàn cừu, dê và yak trên những cánh đồng cỏ bao la.

Leh được xây dựng theo kiểu thành thị Tây Tạng, nơi đặc trưng bởi từ các ngôi nhà, khách sạn đều mang kiến trúc của các tu viện. Ngay tại các ngã ba hay ngã tư trên đường phố Leh, người ta xây các tháp chuông để khách bộ hành hay tín đồ Phật giáo có thể cầu nguyện.

Ladakh có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tự nhiên, thần bí, hoang sơ và hẻo lánh.

Vùng đất này được bao quanh bởi các đỉnh núi phủ tuyết trắng mà thời gian và băng tuyết in nét gồ ghề trên những đỉnh núi. Đây cũng là điểm đến được nhiều du khách du nước ngoài lựa chọn tham quan và học thiền.

Gần một nửa số dân ở Ladakh là Phật tử Tây Tạng, còn lại chủ yếu là người Hồi giáo Shia

Thành phố Leh có đầy đủ các dịch vụ du lịch như Internet, ngân hàng, khách sạn, các quầy hàng lưu niệm... Hiện ngành công nghiệp du lịch ở Ladak đang phát triển nhanh chóng các loại hình dịch vụ du lịch đặc trưng như leo núi, du lịch khám phá lạc đà, du lịch tâm linh, thăm quan các tu viện, khách sạn, nhà hàng.

Với khách hành hương, Ladakh không chỉ là một vùng lãnh thổ mang những nét văn hóa đặc thù của dãy tuyết sơn Himalaya mà còn là một cuộc hành hương về miền đất Thánh với những Tu viện và Hang động nổi tiếng linh thiêng trên những đỉnh núi cao phủ đầy tuyết trắng, nơi sở hữu vẻ đẹp của sự pha trộn giữa hoang dã và bí ẩn./

Ladakh là nơi được coi như Vương quốc tiểu Tây Tạng trên đất Ấn Độ bởi có địa hình, khí hậu, nếp sống và văn hóa tương đồng. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Ladakh được bao quanh bởi các đỉnh núi phủ tuyết trắng, dấu ấn của gió, thời gian và băng tuyết in nét gồ ghề trên những đỉnh núi. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Có khoảng 30 tu viện thuộc Truyền thống Thực hành Kim Cương Thừa được xây dựng theo kiến trúc Tây Tạng, dọc theo miền núi. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Các ngôi tháp đặc trưng của di tích nghệ thuật Phật Giáo. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Quay thời luân của Phật giáo Tây Tạng. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Gần một nửa số dân ở Ladakh là Phật tử Tây Tạng. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Tại các ngã ba hay ngã tư đường, người ta xây các tháp chuông để khách bộ hành hay tín đồ Phật giáo cầu nguyện.(Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Một ngôi chùa do Phật giáo Nhật Bản xây dựng tại Ladakh. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Pho tượng Phật đặt tại chùa Thiksey ở Ladakh. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Kinh sách Phật giáo được cất giữ trang trọng ở các tu viện. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Kinh tế của Ladakh phát triển một phần dựa vào các dịch vụ thương mại tại địa phương. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Một góc Leh, thành phố lớn nhất ở Ladakh. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Source: vietnamplus.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét