Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Những cặp kính trắng: Huy Phương


Những cặp kính trắng: Tạp ghi Huy Phương

Họ là những người có học, họ phải mang kính để đọc sách - HoPhap.Net
Họ là những người có học, họ phải mang kính để đọc sách - HoPhap.Net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những cặp kính trắng: Huy Phương

1

Ngày xưa khi còn nhỏ, lúc trông thấy những người mang kính trắng, tôi hỏi bố tôi vì sao họ lại mang kính như thế, bố tôi giải thích rằng vì họ là những người có học, họ phải mang kính để đọc sách. Bố tôi còn giải thích thêm, những nông dân mù chữ, suốt đời chẳng bao giờ phải mang kính. Tôi nghiệm ra điều này có lẽ đúng, vì tôi chưa bao giờ thấy một người phu xe (ngày xưa) hay một ông đạp xích lô (ngày nay) mang kính trắng cả.

Chuyện cô giáo chấm điểm bài viết có dính líu tới "Canh gà Thọ Xương"

Hiện nay trẻ em Ðài Loan so với thế giới là những người mang kính cận sớm nhất, vì đây là một nước tân tiến, trẻ em đã bắt đầu làm quen với computer từ bậc tiểu học nên rất dễ hư mắt. Phải chăng đây là một đất nước tiến bộ và trí thức ?

Tôi nhớ ông Mao Trạch Ðông có tuyên bố một câu đại khái "trí thức không bằng cục cứt" và không hiểu vì sao người cộng sản lại ghét trí thức đến thế, mà đại diện là những người mang kính trắng. Bằng chứng là Polpot của Cambodia đã giết sạch những ai mang kính trắng, vì "bọn trí thức là kẻ thù của nhân dân." Với người cộng sản Việt Nam, ngoài ông Hồ ra không thấy ai mang kính trắng, nhưng cán bộ nhà tù tập trung sau năm 1975 lại hình như không ưa mấy anh tù miền Nam mang kính. Nhiều người tù đã bị lột kính đạp nát dưới chân trong những ngày đầu trình diện như trong một câu chuyện tôi đã kể hầu độc giả trước đây. Trí thức hay tiểu tư sản đều là những kẻ phản động.

Có người thắc mắc sau ngày 30 tháng 4, khi Việt Cộng vào "giải phóng" miền Nam không thấy ai đeo kính trắng cả! Có lẽ cũng không cần giải thích.

Người cộng sản cần "hồng" hơn "chuyên," cần lòng trung thành tuyệt đối với đảng hơn là cần trí thức chuyên môn. Ở trong các trại tù dành cho dân miền Nam trước đây, hầu như những "cán bộ giáo dục" là những tên dốt đặc nhưng có tuổi đảng lâu đời. Ngoài đời các bộ trưởng chuyên ngành cần bằng cấp nhưng những người lãnh đạo đảng chỉ cần lòng tin cậy của đảng và dễ sai bảo. Nhưng gần đây, trước thế giới mở rộng, không thể ngu dốt sống như người rừng, và để theo kịp đà văn minh, con người phải có trình độ hiểu biết, phải có học, nói một cách khác là phải có bằng cấp để điều hành việc nước. Chức vụ nào phải có bằng cấp chuyên môn tương xứng. Bộ trưởng Giáo Dục ít ra phải có văn bằng tiến sĩ Giáo Dục, Công Chánh phải có kỹ sư Cầu Ðường. Nhưng từ lòng trung thành, mê muội từ đảng bước ra vội vã, cán bộ cộng sản đã phải "đốt giai đoạn" để có bằng cấp trong tay, hợp thức hóa cho tương xứng với các chức vụ hiện tại do quyền lực đảng đã ban cho.

Cộng Sản Việt Nam lấy lý do trong chiến tranh phải dở dang việc học tập. Khi cuộc chiến kết thúc, nhiều người trong số họ phải theo học hệ tại chức, vừa đi làm hay giữ chức vụ điều khiển vừa đi học. Ðại học tại chức nào dám đánh hỏng một ông bí thư Tỉnh Ủy hay con một ông trong Bộ Chính Trị đã ghi danh, nên đại học tại chức trở thành nơi "nấp bóng" của một số cấp lãnh đạo, kể cả sinh viên thuộc dạng "con cháu," theo học hệ này cốt kiếm tấm bằng đại học để hợp thức hóa và làm "bùa ngải" tiến thân. Từ đó, có các đại học tại chức lan tràn mà theo các nhà chuyên môn, 10 người ghi danh chưa có được một người sau 4 năm học đạt được chuẩn tối thiểu của bậc đại học, theo như Giáo Sư Phạm Minh Hạc trong một cuộc phỏng vấn của đài VOA, trong khi đó, bằng cấp giả cũng là ..... (đọc hết bài này tại Những cặp kính trắng)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét