Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Pháp Hội Phowa (Chuyển Di Thần Thức về Cực Lạc) của Dòng Truyền Thừa Drikung Phowa vang danh Pháp Môn Tịnh độ của Tây Tạng

Nam mô A-Di-Đà Phật _(())_ Đức Diệu Tường - HoPhap.Net Press
Nam mô A-Di-Đà Phật _(())_ Đức Diệu Tường - HoPhap.Net Press
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (TUẦN THỨ 1 THÁNG 7, 2016)
Học viện Hoàng gia về Du lịch và Lòng mến khách (Thimphu, Bhutan), nơi tổ chức Hộ nghị Quốc tế về Phật giáo Kim Cương Thừa Photos: Craig Lewis
Học viện Hoàng gia về Du lịch và Lòng mến khách (Thimphu, Bhutan), nơi tổ chức Hộ nghị Quốc tế về Phật giáo Kim Cương Thừa Photos: Craig Lewis
BHUTAN: Hội nghị Quốc tế về Phật giáo Kim Cương Thừa
Hội nghị Quốc tế về Phật giáo Kim Cương Thừa đã diễn ra tại Học viện Hoàng gia về Du lịch và Lòng mến khách ở thủ đô Thimphu của Bhutan từ ngày 1 đến 3-7-2016.
Hội nghị mang tên “Truyền thống và đổi mới trong Phật giáo Kim Cương Thừa: Một mạn đà la của các triển vọng trong thế kỷ 21”, là diễn đàn đã quy tụ hơn 65 diễn giả từ 17 nước, bao gồm các trưởng dòng truyền thừa, lãnh đạo tinh thần, học giả Phật giáo và khoa học gia.
Các bài thuyết trình trong suốt quá trình của diễn đàn 3 ngày này đi từ các triển vọng về sự tiến hóa lịch sử của Phật giáo Kim Cương Thừa đến nghệ thuật, lễ lạc và thực hành Mật tông, cho đến những tầm nhìn và sáng kiến nhằm bảo tồn truyền thống và giáo lý Kim Cương Thừa về lòng từ bi dấn thân và việc thích ứng chúng với các thách thức của thế kỷ 21.
Sự kiện này được tổ chức bởi Ban Tu viện Trung ương của Bhutan và trung tâm Nghiên cứu Bhutan&Nghiên cứu Tổng Hạnh phúc Quốc gia.
(Bhudistdoor Global – July 4, 2016)
Học viện Hoàng gia về Du lịch và Lòng mến khách (Thimphu, Bhutan), nơi tổ chức Hộ nghị Quốc tế về Phật giáo Kim Cương Thừa Photos: Craig Lewis


TRUNG QUỐC: Phát hiện mô hình bảo tháp cổ đựng xương của Đức Phật
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện phần xương có thể là xương sọ của Đức Phật bên trong một mô hình bảo tháp.
Nhóm nghiên cứu này đã tìm thấy mô hình bảo tháp 1,000 năm tuổi trong một rương bằng đá trong một hầm mộ bên dưới ngôi chùa Đại Báo Ân ở Nam Kinh, Trung Quốc. Bên trong mô hình cao 117 cm này, các nhà khảo cổ phát hiện xá lợi của chư Phật thánh, bao gồm một thành xương sọ mà chữ khắc cho biết là của Đức Phật.
Mô hình được làm bằng gỗ đàn hương, bạc và vàng, và được trang trí bằng đá quý gồm pha lê, thủy tinh, mã não và ngọc lưu ly.
Chữ khắc trên rương bằng đá đựng mô hình ghi rằng nó được tạo tác vào thời Tống Chân Tông (997-1022 sau Công nguyên). Trên bảo tháp có những hình ảnh mô tả cuộc đời Đức Phật, và có khắc tên những người cúng dường tiền và vật chất để làm mô hình, cũng như tên một số người đã tạo tác mô hình này.
(NewsNow – July 1, 2016)

Mô hình bảo tháp đựng xá lợi xương của Đức Phật được tìm thấy tại Nam Kinh, Trung Quốc
Photo: NewsNow


NEPAL: Đức Pháp Vương Galwang Drukpa dẫn đầu Hành trình Xe đạp Sinh thái Drukpa lần thứ 4 
Ngày 3-7-2016, Đức Pháp Vương Galwang Drukpa, vị lãnh đạo mạnh mẽ của dòng Truyền thừa Drukpa Kagyu, đã khởi động Hành trình Xe đạp Sinh thái Drukpa lần thứ 4. Lần này ngài dẫn đầu 500 người đi xe đạp từ Kathmandu (Nepal) đến Hemis ở Ladakh (Ấn Độ). Những người tham gia được lập thành đoàn này chủ yếu là chư ni Kung Fu Drukpa nổi tiếng từ Ni viện Druk Gawa Khilwa (Kathmandu) và các võ ni đồng đạo từ Ni viện Naro Photang ở Leh (Ladakh).

Nhằm đưa ra một tuyên bố về bình đẳng giới và cuộc sống bền vững cũng như một hình thức của sự thanh tịnh, cuộc hành trình hai tháng rưỡi của đoàn sẽ bao gồm địa hình cực kỳ khó khăn. Đích đến của đoàn du hành là lễ hội Naropa tại Ladakh, là sự kiện sẽ đánh dấu một thiên niên kỷ kể từ ngày sinh của nhà hiền triết vĩ đại Naropa (1016-1100).

Lễ hội Naropa được tổ chức 12 năm một lần kết hợp với Năm Thân/Khỉ theo âm lịch. Hàng trăm nghìn người đã tham gia lễ hội này vào những lần trước, và năm nay dự kiến sẽ đạt một con số tương tự.
(Buddhistdoor Global – July 5, 2016)
==============
TVHP: Hành giả Kim Cang Thừa cũng nên biết rằng chính tại lễ hội này mọi hành giả khắp nơi trên thế giới đều qui tụ trở về Tây Tạng để thực hành và tu chứng Pháp môn này tại Pháp Hội Phowa (Chuyển Di Thần Thức về Cực Lạc) của Dòng Truyền Thừa Drikung Phowa vang danh Pháp Môn Tịnh độ của Tây Tạng là pháp không cần thiền định nhiều mà vẫn chứng đắc và kiến tánh, vì nhờ vào sự chính gia trì của đức Phật A Di Đà và chư Tổ sư của dòng Truyền Thừa Pháp Phowa không đứt đoạn
Ayang Rinpoche is a Phowa master highly recognized by many well-known Tibetan Buddhist lamas. Japanese scientists, using an EEG machine, also confirmed their findings. Motivated to benefit all beings, Ayang Rinpoche extensively travels the world teaching Phowa.Phowa practice is the best self-protection. It is the best way to be free from death suffering. It is the easiest way to reach Buddha Amitabha’s Pure Land, and the quickest way to reach enlightenment from Amitabha’s Pure Land.Death is our biggest suffering, and our biggest mistake is not to think about it. Our family members, relatives and friends cannot join us at our death moment. We are alone with the results of the positive, virtuous, good deeds we did in our life. These results are all that is with us, and is our self-protection.We have four major kinds of suffering in our lifetime: birth, sickness, old age and death. For those who are already grown up, birth suffering is over. For sickness suffering there are many helpers (our family and relatives, friends and community) and all different kinds of treatment. For old age suffering, no matter what different kinds of treatment we do to our body, we are going to get older each second, each hour, and each day. Ultimately, we cannot make ourselves younger.Phowa is a traditional Tibetan Buddhist practice, performed by all lineages, that supports the dying person to release attachments, remember the spiritual teachings they have been given, and offer favorable conditions for liberation or a positive rebirth. It can benefit all beings, Buddhist or non-Buddhist, as well as animals.
Hành trình Xe đạp Sinh thái Drukpa lần thứ 4
Photos: David Payne
MIẾN ĐIỆN: 10 tượng Phật cổ được tìm thấy tại Sagaing
Người dân địa phương cho biết 10 tượng Phật cổ đã được phát hiện trong một ngôi làng tại quận Indaw thuộc thành phố Sagaing.
Các tượng Phật này được tìm thấy trong khuôn viên tu viện ở làng Ywahalung trong khi dân làng đang làm vệ sinh chung quanh cổng tò vò của một ngôi chùa cổ vào ngày 25-6-2016.
“Đây là một trong những chùa cổ tọa lạc trong khu vực . Chúng tôi không biết chính xác ngôi chùa này thành lập khi nào. Chúng tôi đã thu thập được những tượng đó sau khi chuyển những miếng gạch vỡ khỏi phần bên trong của cổng tò vò của chùa,” sư trụ trì U Thuzata của tu viện nói.
Các kế hoạch đang được tiến hành để thực hiện một nghiên cứu về các tượng Phật mới tìm thấy này. Hiện nay, các tượng được đặt tại tu viện của làng để công chúng chiêm bái.
(Global New Light of Myanmar – July 6, 2016)
10 tượng Phật cổ được tìm thấy tại làng Ywahalung ở Sagaing, Miến Điện
Photo: Lu Aung (Katha)
TRUNG QUỐC: Thượng Hải và Thiểm Tây triển lãm cổ vật từ chùa Daigo-ji của Nhật Bản
Với tiêu đề “Vẻ đẹp của Thần chú: Nghệ thuật trong Bộ sưu tập của Chùa Daigoji”, khoảng 90 hiện vật từ chùa Dạgo-ji ở Kyoto, bao gồm 13 Bảo vật Quốc gia của Nhật Bản, đang được trưng bày tại Bảo tàng Thượng Hải cho đến ngày 10-7. Sau đó cuộc triển lãm sẽ chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây để tổ chức từ ngày 28-7 đến 20-9.
Đây là cơ hội cực hiếm đối với những người yêu nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản vì chỉ là lần thứ hai các hiện vật của chùa Daigo-ji được trưng bày bên ngoài nước Nhật – lần triển lãm trước đây được tổ chức tại nước Đức vào năm 2008.
Được thành lập vào năm 847, chùa Daigo-ji đã nhanh chóng trở thành một trung tâm của kiến thức, ảnh hưởng và nghệ thuật Shingon. Chùa được đăng ký như là một Di sản Thế giới của UNESCO vào năm1994, và hiện có trong danh sách các di tích lịch sử của Kyoto cổ xưa (gồm các thành phố Kyoto, Uji và Otsu).
Cuộc triển lãm về chùa Daigo-ji hiện nay bao gồm các tượng, tranh, kinh sách và các vật dụng hành lễ có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến 19.
(Buddhistdoor Global – July 6, 2016)
Các xá lợi và tượng được trưng bày trong cuộc triển lãm về Chùa Daigo-ji của Nhật Bản: 
Ảnh trên: Tượng Phật A Di Đà

Ảnh dưới: Tượng Bất Động Minh Vương
Diệu Âm lược dịch

Source:  http://www.hophap.net/hp/Default.asp?15659=5&596=62&759=4784&59615=4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét