Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

ĂN XIN, BỐ THÍ VÀ LÀM TỪ THIỆN -- Nguyễn Thượng Chánh, DVM


ĂN XIN,  BỐ THÍ VÀ LÀM TỪ THIỆN

 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

.
Ngày nay, hiện tượng ăn xin và làm từ thiện không còn xa lạ gì đối với tất cả mọi người nữa.

Ăn xin, được gọi bằng nhiều tên khác nhau và cũng được biểu lộ ra bằng vô số hình thức, đa dạng, phong phú, thiên biến vạn hóa, có tổ chức và có hệ thống đàng hoàng.

Ăn xin không còn giới hạn trong phạm vi hạn hẹp của một địa phương, của một quốc gia hay của một tổ chức nữa. Nó đã vượt ra không gian và trở nên một hiện tượng toàn cầu.


                                                                ***
.
Ăn xin không có màu áo.


Ai cũng có thể ăn xin được hết.

Đối mặt với hành động ăn xin, các biểu lộ tình cảm cũng như thái dộ và phản ứng của mỗi người đều khác biệt nhau hết: như cảm thông, thương hại, xót xa cho hoàn cảnh của người khốn khổ, nghi ngờ, khinh rẻ, bất an, nổi giận, bất nhẫn nhứt là trong trường hợp người ăn xin lại là những đứa bé còn quá nhỏ tuổi.

Có người thì dửng dưng, thờ ơ trước cảnh ăn xin vì đây là một hình ảnh quá quen thuộc trong xã hội ngày nay.

Thật ra tất cả những mâu thuẩn trong tình cảm chúng ta đều xuất phát từ ý niệm những kẻ ăn xin là những người lạ mặt, những người chưa hề quen biết, nên gây cho chúng ta sự lo sợ, ngờ vực và đôi khi cũng tạo nơi chúng ta những thành kiến không mấy tốt đẹp về họ. Họ đi xin vì cần tiền,vì làm biếng, vì để có tiền uống rượu hút xách, vì muốn lợi dụng lòng hảo tâm của thiên hạ của bá tánh, v.v...

Họ cố tạo cho chúng ta một mặc cảm tội lỗi nếu không ban bố cho họ chút đỉnh tiền bạc.Của ít lòng nhiều, miếng khi đói gói khi no, lá lành đùm lá rách…


Kinh doanh từ thiện và kinh doanh tín ngưỡng


an_xin_tu_thien__resized
.
Trong cuộc sống hàng ngày tại hải ngoại chúng ta rất quen thuộc với hiện tượng quyên góp tiền , kêu gọi đóng góp giúp từ thiện và tín ngưỡng. Đặc biệt là vào mùa lễ lộc cuối năm hoặc khi có xảy ra thiên tai hay biến cố quan trọng tại một gốc trời nào đó trên thế giới.

Họ gởi thơ xin tiền cứu trợ, xin trên mạng Internet, đăng trên các báo biếu chiều thứ sáu, tổ chức văn nghệ, tiệc tùng gây quỹ, thể thao, đi bộ, chạy bộ, trùng tu  … nầy nọ. Họ đến từng nhà gỏ cửa xin, giao cho các em học sinh đem chocolat hoặc bánh kẹo về nhà bán. Thường là bán cho cha mẹ, thân nhân hoặc bán cho người lối xóm…Đôi khi họ chận một đoạn đường trong thành phố bắt buộc xe cộ phải chạy rề rề vào một hướng. Rồi họ đưa thùng ra “ nài ép” mình phải bỏ vô chút đỉnh. Đó là chưa kể họ liên kết với một số nhà hàng, tiệm buôn, siêu thị, trạm xăng … nói rằng sẽ trích 1$ trên mỗi cái hóa đơn để gởi giúp chổ nầy cho chổ nọ (Tsunami Nhật Bản chẳng hạn).

Từ hơn 20 năm nay phong trào làm từ thiện giúp Việt Nam đã nở rộ lên khá nhiều. Ai cũng đều biết hết. Dư luận thế nầy thế nọ. Vàng thau lẫn lộn, nhưng chúng ta phải nhìn nhận một sự thật đau lòng là còn rất nhiều đồng bào bên nhà đang sống trong cảnh lầm than đói khổ cần được giúp đỡ.
Tại Canada, hằng năm đều có nhiều buỗi Téléthon trên TV để xin tiền giúp trẻ em bệnh tật, xin tiền giúp khảo cứu bệnh cancer vv… như tổ chức Opérations Enfant SoleilSun Youth chẳng hạn. Đó là những show trình chiếu liên tục trên TV. Suốt một ngày trời nhiều tên tuổi, văn nghệ sĩ được “mướn có thù lao” , gào thét, cố sức năn nỉ bá tánh gởi tiền giúp. Họ còn đẩy cả xe lăn đưa bệnh nhân lên trình diện cho bà con nhìn tận mắt. Ai thấy mà mà chẳng nảo lòng và tội nghiệp! Phải cho để khỏi bị cắn rứt lương tâm.

Cuối buỗi, số tiền thu vào cũng được sơ sơ vài ba triệu. Trừ các chi phí tổ chức ra cũng còn lại đươc chút đỉnh. Sau đó họ gởi bao nhiêu, gởi cho ai, chừng nào gởi, xin bắt thang mà lên hỏi ông Trời…
Nhiều tổ chức từ thiện lớn móc nối được với chánh phủ Canada để quyên góp tiền bằng cách trích thẳng từ mỗi kỳ phát lương công chức. Mỗi năm có một người trong cơ  quan  mình làm việc đi từng departement, gặp riêng từng nhân viên. Họ ca sáu câu vọng cổ mùi mẫn lâm ly về việc làm từ thiện. Sau đó họ đưa cho mình một phiếu ưng thuận để ký tên cho phép họ trích một số tiền 5$ hoặc 10$ tùy hỉ trên mỗi kỳ phát lương để giúp cho United Way of Canada(Centraide du Canada). Một tổ chức từ thiện Canada có tầm vóc quốc tế. Mình ký cho 5$/mỗi kỳ phát lương. Tính ra cũng hết 120 $/năm.
Đây là việc thiện cần phải làm. Số tiền trên đối với mình không phải là bao nhiêu, nhưng biết đâu nó có thể góp phần vào việc xoa diệu đôi chút nỗi thống khổ, nghèo đói tại một chân trời nào đó. Có ba trăm ngàn công chức, số tiền góp được cũng không phải là ít đâu. Có nhiều người nói, đây là một kiểu tài trợ subvention gián tiếp cho nhà nước để họ được nhẹ bớt ngân sách về dịch vụ xã hôi.


“Phải tốn tiền mới xin được tiền”

Tại Canada, muốn làm từ thiện quyên góp tiền bạc thì phải xin phép nhà nước và đăng ký dưới danh nghĩa là đoàn thể bất vụ lợi (organisme à but non lucratif) để khỏi phải đóng thuế.

Canada đứng hàng thứ hai sau Hoà Lan về tổ chức bất vụ lợi. Hoa Kỳ đứng hành thứ năm.

Theo thống kê năm 2010 Canada có 85 378 tổ chức từ thiện, trông đó có 16 328 tại Québec. Các tổ chức trên xin tiền bằng đủ cách: xổ số tombolat, bán đồ vật kỷ niêm, bán lịch, chocolat, áo thung, kẹo bánh v,v…

Để thu được 5,3 triệu $, tổ chức Société canadienne de sclérose en plaque (bệnh đa xơ cứng?) phải chi 2,5 triệu $.

Société Alzheimer Canada phải tốn 3,6 triệu $ phí tổn để gây quỹ thu được 9 triệu $.
Société canadienne du cancer tốn 8,7 triệu $ để thu được 25,3 triệu $
Fondation des maladies du coeur tốn 80 triệu $ để thu được 155 triệu $.

Các bạn nào ở tỉnh bang Ontario Canada muốn tổ chức gây quĩ từ thiện cứu trợ thiên tai thì hãy vào site sau đây để biết thủ tục để xin giấy phép: Fund raising-Guideline for disaster relief committee


Làm từ thiện kiểu Bill Gates


Triết lý từ thiện của Bill Gates

“Triết lý của Bill Gates đã rất rõ ràng và logic giống như những sản phẩm phần mềm mà công ty Microsoft của ông đã sáng tạo ra: Làm từ thiện là tạo ra tác động lớn nhất đến lĩnh vực y tế và giáo dục giúp mọi người vượt qua sự thiệt thòi. Trong những năm qua, Bill đã đóng góp một phần không nhỏ vào các chương trình tiêm phòng vắcxin chống sốt rét cho trẻ em châu Phi, xây dựng trường học, xây dựng thư viện, tham gia các chuơng trình chống đói nghèo toàn cầu…

Ra đời từ năm 1997 trong một văn phòng nhỏ ở ngay bên trên một lò nướng bánh pizza gần trụ sở của Microsoft, Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates giờ đây đã có trong tay 37 tỷ USD, gấp 4 lần so với quỹ từ thiện lớn thứ 2 trên thế giới. Theo đánh giá của tờ Time, Bill & Melinda Gates đã cứu trợ cho gần 2 triệu trẻ em trên khắp thế giới bằng các chương trình tiêm chủng vắcxin, tặng máy tính và giúp nối mạng cho 11.000 thư viện thế giới cũng như tài trợ quỹ học bổng lớn nhất lịch sử. Còn theo tờ Newsweek, Quỹ BMG “đã thay đổi lĩnh vực y tế toàn cầu, đẩy các bệnh tật gây ra từ đói nghèo lên điểm chú ý và làm hồi sinh các nguyên tắc hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu ký sinh học đến khoa học vắcxin”.

Không chỉ tự mình thực thi các chương trình từ thiện, vợ chồng nhà tỷ phú này còn đứng ra kêu gọi các quốc gia cùng với mình thành lập chương trình liên ứng toàn cầu cho vắcxin và chủng ngừa (GAVI). Năm 2000, BMG đã đóng góp 750 triệu USD và hiện nay chương trình này đã có ngân sách hơn 8 tỷ USD, được ủng hộ từ gần 10 quốc gia”(Trích từ Diễn Đàn CUASOTINHOC).

.

Từ thiện “đại chúng”  tại Việt Nam



“Từ tháng 12 năm 2015, tại Việt Nam xuất hiện hai hiện tượng nổi bật trong xã hội, nhưng bà con trong nước ít người lưu tâm đến vì cuộc sống tất bật lo việc mưu sinh hàng ngày.

Đó là những gói cơm miễn phí và bất ngờ cho người nhận, cũng như những thùng bánh mì đặt cắt đặt nhiều nơi bắt đầu từ Sài Gòn và lan tràn ra Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, rồi xuống dần tới Quy Nhơn, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết v.v…

Việc làm từ thiện làm ấm lòng người nghèo nầy được người viết gán cho tên là:”Từ Thiện Đại Chúng” là một hành động tự phát do một số anh chị em sinh viên, những hướng đạo sinh, những lớp người trẻ… trước nỗi thương đau, thiếu thốn của quá nhiều thành phần nghèo trong xã hội từ Bắc chí Nam…” (Ngưng trích –Từ Thiện Đại Chúng-Ts Mai Thanh Truyết daihocsuphamsaigon)


“….Thoạt tiên là Sài Gòn, nơi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động từ thiện làm ấm lòng người... Rồi tới Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định... những thùng bánh mì từ thiện được kê nơi vỉa hè, cho những người dân nghèo bụng đói thò tay vào lấy tuụ nhiên để ăn qua ngày.

Chỉ còn một thắc mắc: tại sao chỉ có người dân mới nghĩ tới nhau, mơi làm từ thiện cho nhau?......Có phải, nếu các cơ quan chính quyền làm bánh mì từ thiện như thế, sẽ bị cán bộ rút ruột công trình liền?”(Ngưng trích Cô Tư Sài Gòn. Bánh mì từ thiện Vietbao.com)
.
http://img.v3.news.zdn.vn/w720/Uploaded/Wagtrb/2016_01_13/435325352.JPG
                                www.diendannguoidanvietnam.com
.
Video:Nhiều người lạm dụng thùng bánh mì từ thiện ở Sài Gòn
.

Tại sao chúng ta nên bố thí?


Có người bố thí có chủ đích, để mong được đền ơn, để mong cầu được phước, cho con cái và cho bản thân mình lúc chết được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Đây là cho để được nhận.
Có người thì làm ăn lươn lẹo, chôm chỉa nhiều quá nên cần bố thí bớt để nhẹ tội với lương tâm đồng thời chứng tỏ là mình là người hào phóng, và cuối năm còn được credit giảm thuế cuối năm nữa (nhớ xin biên nhận khi cho tiền!).

Có người cho để lấy tiếng. Có người cho để lấy le.
Có người cho vì bị ép buộc, vì sợ người ta trù ẻo, làm khó dễ. Càng giàu thì càng phải cho nhiều coi mới được vì noblesse oblige để khòi bị người ta chửi đồ giàu mà keo kiệt. Cho để được xin hai chữ bình an, để khỏi bị chúng ghét.

Cũng có người vì bị ép bụng nên bắt buộc phải cho, vì bạn mình ngồi cùng bàn cũng đã cho rồi...Mình làm khác người ta sợ khó coi.

Khoa học neuroscience đã chứng minh được hành động bố thí sẽ tạo cảm giác sung sướng, hạnh phúc ở người cho. Ngoài sự vui sướng ra, bố thí còn làm tăng tính miễn nhiễm đối với một số bệnh tật.

Sự kiện giúp đỡ người khác sẽ làm cho mình cảm thấy hữu ích trong cuộc sống và quên đi nỗi niềm hiu quạnh cô đơn. Cuộc đời mình sẽ có ý nghĩa hơn.

.

*Theo Phật Giáo


Dana (Đàn Na): bố thí


Phạn ngữ có nghĩa là “cúng dường.” Nói chung từ “dana” chỉ một thái độ khoản đại. Đàn na quan hệ với việc phát triển một thái độ sẵn sàng cho ra những gì mà mình có để làm lợi lạc chúng sanh. Trong Phật giáo Đại thừa, đây là một trong lục Ba La Mật. Hành vi tự phát tặng cho tha nhân một vật, năng lượng hay trí năng của mình.

Bố thí là một trong sáu hạnh Ba La Mật của người tu Phật, là tác động quan trọng nhất làm tăng công đức tu hành mà một vị Bồ Tát tu tập trên đường đi đến Phật quả. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, đàn na là một trong mười pháp “quán chiếu” và là những tu tập công đức quan trọng nhất.

Đàn na là một thành phần chủ yếu trên đường tu tập thiền quán, vì chính đàn na giúp chúng ta vượt qua tánh ích kỷ, đem lại lợi lạc cho cả đời này lẫn đời sau” (Tổ Đình Minh Đăng Quang-Phật Học Tự Điển-Thiện Phúc)


Bố thí hay cúng đường là một hạnh trong Phật giáo.
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát.
Bố thí có mấy loại (Kinh Điển Phật Pháp) và Bố Thí Ba La Mật (Thích Trí Siêu).


Bố thí có 3 loại:
  1. Tài thí: tức bố thí tiền
  2. Pháp thí: bố thí pháp
  3. Vô úy thí: tức bố thí sự không sợ hãi


Ba loại bố thí vừa nêu được gọi chung là vật thí.


*“Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố nầy rất quan trọng. Nếu thiếu một trong ba yếu tố kể trên thì sẽ không có sự bố thí.

Có người cầm trong tay một món đồ muốn cho mà không có ai nhận thì không có sự bố thí. Có món đồ mà không có người cho và người nhận thì cũng không có sư bố thí. Có người sẵn sàng nhận đồ mà không có ai cho thì cũng không có sự bố thí.

*Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phước báo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây

- Người bố thí phải có tâm trong sạch.
- Vật được thí phải chân chính.
- Người nhận phải được kính trọng tối đa”.


*Theo thiền sư Munindra (tác phẩm Living this life fully)
Có người rất từ tâm, sẵn sàng bố thí một cách sốt sắn.Họ cảm thấy được vui sướng khi có dịp bố thí hoặc khi giúp đỡ người khác. Hành động của họ xuất phát từ tâm quảng đại bố thí generosity, từ tâm metta  (loving kindness) và từ bi karuna (compassion).

Lòng tham ngăn chặn hành động bố thí .
Có ba thọ (vedana) hay giác: vui thích, khó chịu và trung dung.
Thiền sư Munindra nói rõ  là cội rễ của vedana  là kinh nghiệm có trong từng khoảnh khắc một.
Để đáp lại với lục căn six sense organs(nhãn, nhĩ,tỷ, thiệt, thân, ý) là sự xuất hiện của lục trần six sense objects  (sắc, thanh,hương, vị, xúc, pháp).

Cảm giác tốt sẽ làm nẩy sinh ra lòng tham greed và tâm bám víu chấp thủ attachment (upadana).
Cảm giác xấu, khó chịu sẽ sanh ra lòng ghét bỏ aversion và đưa đến sự kết tội.

Cuối cùng, là bất khổ bất lạc thọ (không khổ không sướng) neutral feeling sẽ đem đến phiền não delusion vì tâm ý không thể thấy rõ và thấu triệt được. Nghĩa là không có chánh niệm tỉnh thức mindfull awareness.(Neutral sensation generally precipitates delusion because it often does not make enough of an impression on the mind and thus is not observed or understood clearly; that is, there is no mindfull awareness) (Thiền sư Munindras).

.

*Theo Thiên Chúa Giáo


Đức Chúa Trời là đấng toàn năng, tạo ra mọi sự vật trên Trời và dưới thế. Chúa cho chúng ta sự sống đời đời.
Từ thiện được xây dựng từ lòng thương yêu bất vụ lợi không màng đến sự báo đáp hay nhận lại bất cứ điều gì cả. Cho xuất phát từ lòng thương yêu không giới hạn.
Kinh thánh có nói “Cho sẽ mang đến cho ta nhiều hạnh phúc hơn nhận”


Act.20.35 Luc 14.12-14. « Il y a plus de bonheur à donner qu'à recevoir »


Thiên Chúa Giáo khuyên bảo tín đồ phải có trách nhiệm giúp đỡ người khốn khổ, kém may mắn.
.

Kết luận



Xét về mối tương quan giữa con người với nhau, hành động ăn xin đã tạo nên một tương quan bất bình đẳng.

Kẻ ăn xin là người đứng ở vị trí có chủ đích rõ ràng...

Một số kẽ ăn xin , bằng mọi cách cố tình phải phơi bày ra tất cả những gì ghê tỡm nhất trên thân thể họ, kể lể nỗi bất hạnh của đời họ với thâm ý gợi lòng thương cảm nơi chúng ta, và nhất là phải gây cho chúng ta một mặc cảm tội lỗi nặng nề nếu chúng ta không chịu giúp họ.

Ôi ! Ngày nay ăn xin đã trở thành một nghề, một “kỹ nghệ”  hái ra tiền khoẻ ru bà rù.
Nghèo mới ăn xin, nhưng có kẻ giàu cũng ăn xin nữa.

Còn cho hay không, đó là quyền, là cách suy nghĩ riêng và cũng như tùy vào cái tâm của mỗi người./.


In this world there are three things (of value) for one who gives… Before giving, the mind of the giver is happy. While giving, the mind of the giver is peaceful. After giving, the mind of the giver is uplifted.  (The Buddha, AN 6.37)
.
Tham khảo:


    -Từ thiện và giả từ thiện để trục lợi


 -Mặt trái của từ thiện tự phát


-C Goldberg. Boston Globe. For good health, it is better to give, science suggests


-Cô Tư Sài Gòn- Bánh mì từ thiện


MONTREAL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét