Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Bất Dung Tôn Giáo: Thảm Họa Loài Người và Các Bài Học Quý Giá Cho Dân Tộc Việt



Bài học canh tân của Vua Phật xứ Thái Mongkut

Phật về thế giới an vui, nhơn dân an lạc hòa bình khắp nơi
Phật về thế giới an vui, nhơn dân an lạc hòa bình khắp nơi
Bài học canh tân của Vua Phật xứ Thái Mongkut
Lưu Văn Vịnh

Thế kỷ XIII VN có vua Phật Trần Nhân Tôn (1279-1293) thì Thái Lan cũng có một vị vua, đáng gọi là vua Phật ở Thế kỷ XIX, đồng thời với vua Tự Đức (1843-1883) bên ta: đấy là vua Mongkut (1851-1868) mà thế giới biết đến qua phim ảnh, The King and I (Nhà Vua và Tôi), thời 1960. Không phải ngẫu nhiên tài tử trọc đầu Yul Brynner được chọn thủ vai vua Mongkut và Deborah Kerr thủ vai cô giáo dạy tiếng Anh Mrs. Anna Leonowens: phim ảnh dựa phần nào trên sử liệu, nhà vua Mongkut trước khi lên ngôi đã xuống tóc xuất gia 27 năm, sống trong chùa và từng giữ chức Sư trưởng một tu viện, còn Anna là cô gái dạy Anh ngữ từ Singapore sang, 1866-68, với hợp đồng 3 năm, nhưng mới 2 năm thì vua Mongkut mất, phim bản thêm chuyện cô giáo Anna khiêu vũ với nhà vua và đứng cạnh giường vua khi vua thăng hà. Cô giáo Anna thật ra không phải là người dậy vua tiếng Anh. Vua Mongkut học Anh văn với các giáo sĩ Hoa Kỳ, từ khi còn ở chùa, học 3 năm với Dr. Caswell và sau đó với Dr. Bradley và Dr. House.
Khi lên ngôi vua, nhà vua nhờ Dr. Bradley tổ chức lớp dạy Anh ngữ cho chín phi tần trẻ tuổi trong cung. Dr. Bradley cử ba bà giáo thay phiên vào dạy, từ tháng 8 năm 1851, sau ba năm lớp học bị ngưng vì các bà giáo bắt đầu mang Kinh Thánh Cơ Đốc ra dạy và lại còn chỉ trích nhà vua đa thê! Vua Mongkut chỉ có 39 cung phi, không phải 600 như Sir J.Browning viết! Vua rất rộng lượng, cho phép các cung phi rời cung nếu không sinh hoàng tử và được tái giá. Nhà vua muốn các cung phi và công chúa, hoàng tử, được giáo dục theo kiểu Tây phương nên mới nhờ quan lãnh sự ở Tân Gia Ba tìm được bà giáo Anna sang Thái, với điều kiện dạy Anh ngữ chứ không dạy giáo lý!
Xin hoan hỷ đọc tiếp bài này tại LINK:  http://www.hophap.net/hp/default.asp?15659=5&596=76&759=1765&59615=4

=============================================

Do đâu mà Nhật Bản phú cường

For People and Country!
For People and Country!
Do đâu mà Nhật Bản phú cường
Người Việt chúng ta thường ngưỡng mộ thành quả canh tân đất nước của Nhật Bản và các "sử gia" Ca Tô Việt Nam thường đổ trách nhiệm lên đầu các vua quan triều Nguyễn là không biết noi gương Nhật Bản để canh tân đất nước. Nhưng bối cảnh lịch sử của hai nước Nhật và Việt trong thế kỷ 19 hoàn toàn khác nhau. Muốn hiểu tại sao Nhật Bản canh tân được mà Việt Nam lại không, chúng ta phải trở lại lịch sử tiếp xúc của Nhật với Tây phương, và từ đó nhận ra sự khác biệt giữa những điều kiện chính trị, xã hội của hai nước. Sự thành công của Nhật Bản trong vấn đề canh tân đất nước dựa phần lớn vào thái độ dứt khoát, quyết liệt của Nhật đối với Ca Tô Giáo như chúng ta sẽ thấy sau đây.
Từ đầu thế kỷ 16, Nhật Bản đã tiếp xúc với Tây phương qua những thương gia ngoại quốc, nhất là những thương gia Bồ Đào Nha. Khi đó Nhật Bản hoan nghênh những sự trao đổi ý kiến và trao đổi hàng hóa và mở cửa cho thông thương tự do. Tuy nhiên, theo sau các thương gia là những thừa sai Ki Tô Giáo, nhất là những thừa sai Ca Tô, tới để truyền đạo. Muốn hiểu hiện tượng trên, tưởng chúng ta cũng nên nhắc lại là:
"Vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander VI, tự cho Ca Tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: 1) toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây Ba Nha; 2) còn Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Ca Tô. Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng là những linh mục. Sự có mặt của gìới linh mục đã biện minh cho những hành động áp chế dân địa phương cũng như bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Ca Tô."(Missionaries, trg. 132-133: By the end of the fifteenth century, Pope Alexander VI created two spheres of influence; he determined that the whole of the Americas with the exception of Brazil, should belong to Spain, while Portugal would take Brazil and whatever could be seized in Asia and Africa. It was decreed that along with territo
rial gains would go the duty to incorporate any native peoples into the Catholic Church...With the invading armies came priests and friars whose presence justified the subjugation of the people and the use of whatever coercion was judged necessary to bring them to the faith.)

Các thừa sai Ca Tô được sự ủng hộ nồng nhiệt của Nobugata, một lãnh chúa Nhật Bản (1573-1582).
Nobugata, ngoài việc cho phép các giáo sĩ tự do truyền đạo còn cấp đất cho họ ở Kyoto, cùng hứa hẹn cấp cho họ một khoản tiền mỗi năm. Do đó, Ca Tô giáo lan tràn khắp nước, hàng ngàn người theo đạo và các trung tâm Ca Tô mọc lên ở nhiều nơi trong nước Nhật.
Xin hoan hỷ đọc tiếp bài này tại LINK:  http://www.hophap.net/hp/default.asp?15659=5&596=76&759=1764&59615=4
============================================================

Bất Dung Tôn Giáo: Thảm Họa Loài Người - Huỳnh Kim Quang

Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt! Chiến thắng chính mình là chiến công oanh liệt nhất
Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt! Chiến thắng chính mình là chiến công oanh liệt nhất
  BẤT DUNG TÔN GIÁO: THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI
Huỳnh Kim Quang

Vào những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2001, cả thế giới bàng hoàng trước tin chính quyền Hồi giáo Taliban ở Afghanistan ra lệnh phá hủy tất cả các di sản văn hóa không thuộc Hồi giáo, bao gồm hai tượng Phật cổ và lớn nhất thế giới đã được tạc vào vách núi ở thung lũng Bamiyan cách nay gần hai ngàn năm! Mặc dù, có nhiều nổ lực của Liên Hiệp Quốc, các chính phủ khắp nơi trên thế giới, trong đó có các chính phủ thuộc những nước Hồi giáo, các tổ chức văn hóa, tôn giáo, và trí thức tại nhiều quốc gia, nhằm kêu gọi và can thiệp để chấm dứt sự triệt hủy các di tích văn hóa qúy giá của nhân loại này, nhưng mọi cố gắng đều thất bại! Phe Hồi giáo Taliban vẫn tiến hành sự bất dung tôn giáo của họ, dù tôn giáo đó đã một thời là nguồn mạch sống trọng yếu của dân tộc Afghanistan.
Đó là chuyện đột biến mới đây, còn hằng ngày và hiện nay tại Trung Đông, tại Ái Nhĩ Lan, tại vùng Balkan, tại Nam Dương, tại châu Phi vẫn thường xuyên xảy ra những vụ tàn sát lẫn nhau vì không cùng đức tin tôn giáo. Không phải chỉ thời đại này mới có vấn đề bất dung tôn giáo trầm trọng diễn ra mà từ xa xưa việc này cũng đã từng gây bao nhiêu tang thương và đổ nát. Phật giáo tại Ấn Độ đã từng bị hủy diệt khốc liệt hầu như toàn diện bởi Hồi giáo vào cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13 sau Tây lịch. Những người đến định cư đầu tiên tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này cũng là những nạn nhân của sự bất dung tôn giáo ở châu Âu. Phật giáo tại Tây Tạng, tại Trung Hoa, tại Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua vẫn tiếp tục là nạn nhân của các chính sách bất dung tôn giáo của những chính quyền cộng sản độc tài toàn trị.
Tất nhiên, không ai có thể đưa ra hết các trường hợp bất dung tôn giáo đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử có mặt của nhân loại. Vì nơi nào có sự hiện hữu của tôn giáo thì nơi ấy có sự bất dung tôn giáo ra đời. Sự bất dung tôn giáo không phải chỉ xảy ra giữa hai tôn giáo khác nhau, nó còn xảy ra trong cùng tôn giáo, hoặc giữa các thế lực thế tục, các thế lực chính trị và tôn giáo nữa.
Thảm họa của bất dung tôn giáo thì thật không kể xiết. Nó làm cho đời sống một cá nhân không an lành, không hạnh phúc, không thể mở tâm trí ra để tiếp nhận những tinh hoa mầu nhiệm của thế giới đa dạng chung quanh để làm cho cuộc đời thêm sinh động. Nó làm cho xã hội đầy bất an, hận thù, chết chóc, máu lửa, phân hóa, đau thương và kiệt quệ. Nó giết chết bao nhiêu thế hệ con người từ tuổi măng non vì thù hằn đấu tranh, vì khép kín cuộc đời trong cái vỏ ốc cuồng tín, cố chấp, vị kỷ. Nó phá hủy biết bao công trình văn hóa tim óc giá trị của nhân loại và tận diệt mọi mầm mống kỳ diệu từ trí tuệ sáng tạo của con người. Một vài thí dụ điển hình về thảm họa này như khi Hồi giáo mở chiến dịch tiêu diệt Phật giáo ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13, hàng chục ngàn Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử bị thảm sát, bị bắt hoàn tục, bị bắt cải đạo, hàng ngàn thánh tích bị tàn phá, trường Đại học lâu đời và danh tiếng nhất của Phật giáo thế giới là Đại học Na Lan Đà cũng đã bị phá sạch. Khi chính quyền cộng sản Trung
Hoa xâm chiếm Tây Tạng bằng vũ lực vào các thập niên năm mươi, sáu mươi của thế kỷ này cho đến nay, họ đã không ngừng sử dụng chính sách tiêu diệt và đồng hóa văn hóa Tây Tạng mà trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo. Cũng như khi chế độ cộng sản áp đặt sự thống trị của họ lên toàn cõi Hoa lục và lên toàn lãnh thổ Việt Nam, họ đã liên tục thực hiện chính sách bất dung tôn giáo ở những mức độ tàn nhẫn nhất, như giết hại, tù đày, tra khảo, quản thúc, bắt hoàn tục các vị lãnh đạo, các Tăng, Ni, họ đã triệt tiêu các tài liệu, kinh sách, báo chí Phật giáo, họ đã phá hoại các di tích văn hoá Phật giáo bằng cách đập phá các tượng Phật, sung công và biến các chùa viện, các cơ sở văn hóa, xã hội Phật giáo thành nơi sinh hoạt thế tục như nhà kho, nhà nuôi gia súc, nhà ở cho bộ đội, cho cán bộ, v.v...

Bất dung tôn giáo diễn ra qua ba hình thái: Một là giữa hai tôn giáo khác nhau, hai là giữa cơ chế chính trị cầm quyền và tôn giáo, ba là trường hợp một tôn giáo nắm trọn cơ chế chính trị cầm quyền trong tay thực hiện chính sách bất dung với một tôn giáo khác như trường hợp chính quyền Hồi giáo tại Afghanishtan hiện nay. Trong trường hợp thứ ba này thì mức độ bất dung tôn giáo có thể đạt đến toàn diện và như thế thì thật đáng kinh hoàng!
Xin hoan hỷ đọc tiếp bài này tại LINK:  http://www.hophap.net/hp/default.asp?15659=5&596=76&759=1763&59615=4










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét