Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Tam Bành là gì ?

Hình ảnh nội tuyến 1


Tam Bành  là gì ?



Theo sách Thái Thượng Tam Thi Trung Kinh thì: “Thượng thì  Bành Cừ vốn ở đầu con người; trung thì Bành Chất vốn ở bụng con người; hạ thì  Bành Kiên ở chân người. Ba thần này gọi là thần Tam Bành hay xúi giục người làm bậy. Ðến ngày Canh Thân, ba vị thần này lên tâu với Ngọc hoàng Thượng đế cho người mau chết để khỏi phải theo dõi nữa. Người ta tin rằng những sự giận dữ, nóng nảy là do thần Tam Bành xúi giục gây ra. Ðể cho con người dễ làm bậy”. 
Chính vì sự giận dữ nóng nảy sân hận này, mà người ta gây ra không biết bao nhiêu điều họa hại. Chẳng những họa hại cho chính bản thân mình mà còn làm khổ lụy tổn thương cho không biết bao nhiêu người khác. Sự thù hận chém giết lẫn nhau của nhơn loại ngày nay, cũng do con người không kềm chế được lòng sân hận nóng nảy này mà ra. Chính do điển tích trên, mà mỗi khi con người nổi nóng lên chửi bới đánh đập hoặc hành hung sát hại người khác, thì người ta thường nói, ông đó hay bà đó tam bành đang nổi lên dữ tợn thấy mà phát sợ!

Trong Truyện Kiều có câu:

Mụ nghe nàng nói hay tình
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên.

Trong truyện Tây Du Ký, ba đồ đệ của Đường Tam Tạng tượng trưng cho Tam Bành, Đường Tam Tạng tượng trưng cho Chơn Tâm.

Tề Thiện: Bành Cừ
Bát Giới: Bành Chất
Sa Tan: Bành Kiên

Bành Cừ: Tư tưởng, nhận thức
Bành Chất: Tình cảm, dục vọng, ham muốn
Bành Kiên: Xác thân, vật chất

Đối chiếu với Ngũ Uẩn trong Phật Giáo

  Bành Cừ:    Tưởng Uẩn
 Bành Chất: Thọ Uẩn
Bành Kiên: Sắc Uẩn

Trong sách vỡ chỉ nói tánh xấu của Tam Bành mà không nói sự lợi ích của nó. 
Nếu không có Bành Kiên là xác thân thì con người làm sao học hỏi dưới trần, làm những điều tốt, phụng sự giúp đời.
Nếu không có Bành Chất là thể tình cảm thì con người làm sao có lòng từ bi yêu thương.
Nếu không có Bành Cừ là tư tưởng thì làm sao con người nhận thức, xét đoán, suy luận ghi nhớ ....
(Nói theo truyện Tây Du ký, nếu không có Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tan thì làm sao Đường Tăng đi qua Thiên Trước thỉnh kinh được.)

Bảy Hiền 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét