Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Cảm nhận về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Làm Chấn Động Lương Thức



Cảm nhận về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức - iTemple: HoPhap.Net
Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức - iTemple: HoPhap.Net

Cảm nhận về
Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

Hòa vào khung cảnh và không khí trang nghiêm chân thành trong Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức, Chư Thánh Tăng Ni vị pháp thiêu thân, Chư Thánh Phật Tử vị pháp vong thân, Chiêu niệm 50 năm Quốc nạn Pháp nạn Việt Nam. Trong tôi, dấu không gian xưa như hiện ra trước mắt, dấu thời gian xưa như đang diễn bày, trang giấy không còn giá trị, chữ nghĩa sờ sững ngôn từ, đúng như câu thơ của Vũ Hoàng Chương "Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác" và câu viết của ai kia "Chữ nghĩa của văn nhân chỉ còn là bụi bay"

Vâng, ước gì là rơm rác để ươm vào ngọn lửa của từ bi, và ước gì là bụi bay để phưởng phất theo đuốc tuệ của hùng lực! Từ Bi, khơi dậy tiếng nói của tình thương. Hùng lực, thúc đẩy con tim biết lắng nghe sự sống.

Vâng, tình thương đã bị đánh mất, sự sống đã bị lụn tàn, bởi bóng dáng hoang tưởng của vô minh và bởi ảo ảnh phù du của quyền lực.

Phải là người sống trong giai đoạn 9 năm, phải là nạn nhân, phải là thực nhân, phải là chứng nhân, tự thể sẽ sáng hơn trăng sáng, sáng hơn ánh châu pha, soi rọi đủ mọi góc cạnh, sự thật hiện nguyên hình. Là người ngoại cuộc, bất khả nhận chân thấu rõ ngọn ngành dù tài ba lịch lãm và năng khiếu siêu tuyệt tới đâu. Những ai được ân sủng với chế độ, họ lập lờ, đánh trống lãng, lái chuyện khác, chạy loanh quanh, làm trò chơi cút bắt chính mình, không lẽ tự phơi bày chân tướng mà suốt mấy thập niên cố tình bao che phủ lấp?

Người chồng dửng dưng tự đắc "ai muốn đốt thêm, cần xăng, tôi cung cấp"! Người vợ thì ngạo mạn đến lạnh lùng "Nướng thịt ba-bi-kiêu"! Không đáng trách nhưng đáng tiếc cho một phụ nữ VN, một người đàn bà VN, mệnh danh "Đệ nhất Phu nhân", thay mặt một chế độ, lại có ăn học, đã nói lên câu đó! Còn người đàn ông kia, sống trên quyền lực, thì câu nói của ông ta chính là biểu thị cho độc ác bạo cuồng! Chợt nhớ câu chuyện dù là hư cấu hay sự thật, rằng, Bà Phu nhân Ông Cố Vấn không dám tự thân mà nhờ một người con xin hẹn đến gặp một vị Thầy, thưa "Thầy hoan hỷ bỏ qua chuyện xưa, cho Mẹ con xin sám hối, và cầu nguyện dùm người đã khuất". Đó là gì, phải chăng là thú tội, phải chăng là sự thật! Hỏi cũng bằng thừa, bởi Bà đã mặc nhiên thố lộ. Phàm con người khi đứng tuổi, có những chuyện không nói, tự động nói, và cho dù không nói, đành để mang theo chôn kín suối vàng. Vâng, khen mà chi, trách mà chi, chẳng qua "một nắm cỏ khâu xanh rì"! Hai người này là ai, và còn ba người trực tiếp nữa là ai ? Biết thì đừng hỏi, không biết thì đã có sử sách kia mà! Tôi không câu chấp đâu, nếu sử sách chân thì dễ nhận dễ biết, mà sử sách bất chân thì cái giả chẳng khác nào "vải thưa che mắt Thánh" hay "chạy trời không khỏi nắng", ngạn ngữ của Cha Ông dạy bảo khi chập chững cắp sách đến trường, khá chớ dễ duôi!

50 năm, thời gian dài đằng đẵng của nửa thế kỷ, thời gian dài hun hút của nửa đời người, thế giới biến chuyển đa cực, nhân loại tiệm tiến đa chiều, trục hoành lăn quay muôn hướng, trục tung chống đỡ muôn phương. 50 năm đi qua, 50 năm nhìn lại, nhất là Pháp Nạn Phật Giáo 1963, quả thật, dấu ấn bàng hoàng rúng động vẫn còn cảm kích nguyên vẹn, và dấu ấn thiêng liêng mầu nhiệm vẫn còn hiện hữu nguyên trinh.

50 năm trước, tôi có nghe Từ Đàm Quê Hương Tôi. 50 năm sau, tôi cũng nghe Từ Đàm Quê Hương Tôi. Thì ra đó là một ngôi Cổ Tự Miền Trung, cùng nhiều Học viện Phật Giáo tại đất Thần Kinh, câu hội những bậc thạch trụ thượng thừa, đào tạo nhiều bậc Cao Tăng kiệt xuất, góp mặt cùng những bậc trụ cột lãnh đạo Phật Giáo không chỉ Miền Trung mà cả ba miền đất nước, đã hàng vài chục năm, băng qua hàng thế kỷ. Tại Trụ Xứ tôn nghiêm ngưỡng phục này, Chùa Từ Đàm, Thừa Thiên Huế, nơi xảy ra biến cố đầu tiên ngay Đại Lễ Phật Đản, ngày Rằm tháng Tư năm Quý Mão, nhằm ngày 8 tháng 5 năm 1963.

Ngày Phật Đản là ngày thiêng liêng nhất của Đạo Phật, ngày kính mừng của toàn thể Phật tử mọi quốc gia trên khắp năm châu, ngày mà vào năm 1999 Liên Hiệp Quốc công nhận, long trọng công bố là Ngày Phật Đản Liên Hiệp Quốc, và từ đó, mỗi năm, từng quốc gia vận động đăng cai đứng ra tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc.

Vậy mà ngược dòng 36 năm, tại đất nước Việt Nam, ngày 6 tháng 5 năm 1963, Phủ Tổng Thống nhà Ngô phát đi Công điện số 5159 cấm treo cờ ngay Mùa Phật Đản. Ngày 7 tháng 5, chính quyền cho cảnh sát đến từng nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật Giáo. Buổi tối ngày 8 tháng 5, tức buổi tối Ngày Phật Đản Rằm Tháng Tư, xe tăng xích sắt càn lên, lựu đạn nổ tung, súng bắn trực diện vào đám đông làm cho 8 em Phật tử chết ngay tại chỗ, nhiều người bị thương, nhiều người bị bắt ngay tại Đài phát thanh Huế.

Lịch sử 2000 năm Phật Giáo Việt Nam trên quê hương 5000 năm của Dân tộc Việt Nam chưa từng xảy ra như thế!

Đại Lễ Phật Đản đã 2000 lần tổ chức trên đất nước Việt Nam, dù với bất cứ thời kỳ nào, băng qua bất cứ triều đại nào, cũng chưa từng xảy ra như thế!

Vậy mà vào hậu bán thế kỷ 20, nhân loại đang tiến triển văn minh, thế giới đang kỳ vọng tự do bình đẳng chung sống hòa bình, thì Việt Nam phải bị chiến tranh Quốc - Cộng, và Phật Giáo Việt Nam lại bị Pháp Nạn vô tiền khoáng hậu đó.

Lá cờ Phật Giáo bị triệt hạ. Xác người Phật tử bị ngã gục. Máu của Phật Giáo đã đổ. Thịt của Phật Giáo đã rơi. Tù ngục diễn ra, bức bách diễn ra, tàn bạo diễn ra, và tất cả đều đổ lên đầu Phật Giáo từ Huế vào Sài Gòn, và tràn ngập khắp 44 tỉnh thành Miền Nam, từ Quảng Trị vào đến Cà Mau, từ thành phố đến thôn quê.

Phật Giáo bắt buộc ở trong thế phải đứng lên, đứng lên trong tư thế từ bi hòa ái khiêm từ và bất bạo động, vốn là bản chất cố hữu của Phật Giáo, ngàn xưa không đổi, ngàn sau không lay, không bị cưỡng chế áp đặt với bất cứ thế lực nào, không bị mua chuộc giựt dây bởi bất cứ thành phần nào.

Đây, hãy bình tâm nghe lại 5 Nguyện Vọng của Phật Giáo qua Tuyên Ngôn ngày 10-5-1963:

1. Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn Công Điện Cấm Treo Cờ Tôn Giáo Nơi Công Cộng.
2. Yêu cầu Phật Giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội truyền giáo Thiên Chúa Giáo đã được ghi trong Đạo dụ số 10.
3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố Tín đồ Phật Giáo.
4. Yêu cầu cho Tăng Ni Phật Tử được tự do truyền đạo và hành đạo.
5. Yêu cầu chính phủ bồi thường thích đáng cho những người chết oan vô tội, và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét xử.

Để giải thích rõ ràng 5 Nguyện Vọng của Phật Giáo, ngày 23-5-1963, một Bản phụ đính của Tuyên Ngôn 10-5-1963, đã mạnh mẽ công bố như sau:

1. Phật Giáo Việt Nam không chủ trương lật đổ chính phủ để đưa người của mình lên thay thế, mà chỉ nhằm đến sự thay đổi chính sách của chính phủ.
2. Phật Giáo Việt Nam không có kẻ thù, không xem ai là kẻ thù. Đối tượng của cuộc tranh đấu, tuyệt đối không phải là Thiên Chúa Giáo, mà là chính sách bất công tôn giáo.
3. Cuộc tranh đấu của Phật Giáo đồ cho bình đẳng tôn giáo, được đặt trong khuôn khổ của lý tưởng công bằng xã hội.
4. Cuộc tranh đấu của Phật Giáo đồ, được thực hiện theo đường lối bất bạo động.
5. Phật Giáo Việt Nam không chấp nhận sự lợi dụng của bất cứ ai vào cuộc tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội.

Chính quý vị đã biết và lịch sử đã chứng minh......(hoan hỷ bấm vào link đọc hết) -->  Cảm nhận về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm Làm Chấn Động Lương Thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét