Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Phật lực, pháp lực và gia trì lực của chư Tăng

 

Source: Phật lực, pháp lực và gia trì lực của chư Tăng
.

..........

Người tu hiểu đạo có cuộc sống an vui, giải thoát, nhờ tâm định tĩnh, thấy được ý nghĩa chân thật của dòng sống miên viễn bất tận. Và an trụ trong niềm hỷ lạc phát sanh từ Định, tiến lên cõi Trời thứ ba, đó là ly hỷ diệu lạc, tức từ bỏ thú vui vật chất theo trần duyên không vững bền, sẽ tiếp nhận được nguồn vui thầm kín kỳ diệu trong Định tâm, mà những hành giả ẩn cư thể nghiệm pháp Phật mới trực nhận được; còn sống theo thường tình thế gian thì hoàn toàn tuyệt phần.

Nguồn vui kỳ diệu của "Ly hỷ diệu lạc" đã được vua Trần Thái Tông cảm nhận sâu sắc sau một đêm được Phù Vân Quốc sư khai ngộ trên non Yên Tử. Đức vua mới thốt lên rằng: "Cá trung tư vị vô nhân thức. Đương dữ sơn Tăng lạc cộng minh". Nghĩa là cái vui sâu xa của người tu làm sao người đời biết nổi. Chỉ có nhà Sư trên núi mới thấu rõ, mới tận hưởng được. Thật vậy, trước mắt nhà vua toát lên hình ảnh thánh thiện tuyệt vời của Phù Vân, thảnh thơi ở núi rừng một mình, đạm bạc với nước suối, rau rừng và tâm tỏa sáng niềm an lạc vô biên. Uy nghi và đẹp làm sao, đức vua cảm nhận lực an vui kỳ diệu như vậy của vị thánh Tăng nên đã không chịu xuống núi, trở về triều, ngự trên ngai vàng mà nhiều người mơ ước. Vì đức vua hiểu rõ hơn ai hết, thế sự phiền toái bao vây, quấy nhiễu từng giờ làm thế nào sánh được với nếp sống an lạc giải thoát của bậc chân tu, nên ngài đã ví ngôi vua như chiếc giày rách. Vua Trần Thái Tông muốn sống cuộc đời của nhà tu hành theo Phật là vậy. Cuối cùng, hỷ lạc và diệu lạc cũng xả bỏ, tâm mới vắng lặng hoàn toàn và trí tuệ sẽ bừng sáng, gọi là xả niệm thanh tịnh.

Bất cứ người nào dù không theo tôn giáo .... (Hoan hỷ bấm vào đọc hết) --> Phật lực, pháp lực và gia trì lực của chư Tăng


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét