Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

LỢI ÍCH của PHÁP TU LẠY PHẬT

 

 

LỢI ÍCH của PHÁP TU LẠY PHẬT 
    (Hạnh Trung)


Trong thời buổi hiện đại, với sự tiến bộ của khoa học, trong nhịp sống công nghiệp, máy móc và các tiện nghi vật chất đã thay thế sức người, con người ít vận động, nhưng phải chạy theo nhiều nhu cầu vật chất, nên quay cuồng với bao áp lực, nhất là những vị làm văn phòng và các nghề nghiệp ngồi một chỗ, không có nhiều thời gian để sống thỏa mái với thiên nhiên, khiến tinh thần dễ bị căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo. Lại thêm vì thiếu vận động, cột xương sống trở nên cứng nhắc, rất khó uốn cong, từ đó các khoản cách giữa các cột xương sống bị chai lì và hẹp lại, đè lên chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, khiến cho các chất dinh dưỡng và dưỡng khí không thể đến cung cấp các tế bào trong các cơ quan nội tạng, từ đó bệnh tật dễ phát khởi, tế bào ung thư có nhiều cơ hội phát triển. Lạy Phật là một pháp tu rất thù thắng, vừa thanh tịnh được tâm, vừa thể dục dưỡng sinh, giúp cho thân vận động toàn diện, từ đầu, cổ cho đến từng lóng tay, lóng chân, mà đặc biệt nhất là giúp điều chỉnh xương sống, cường hóa nội tạng, tăng thêm tế bào và mang dưỡng khí, giúp cuộc sống có được an lành hơn.
             
Cổ Đức có dạy: " Niệm Phật môt câu, phước sanh vô lượng, lạy Phật một lạy tội diệt hà sa". Làm được thân người là phước báu rất lớn, nhưng nghiệp chướng cũng không ít, vì " nhân vô thập toàn", khi chưa chứng Thánh thì nhất cử nhất động ai ai cũng còn tạo nhiều tội lỗi, vậy cần phải quán chiếu để thấy được lỗi lầm mà thành tâm sám hối, thì mới mong tiêu trừ được tội. Do vậy pháp tu lạy Phật là pháp tu nhiều lợi ích nhất, vừa lạy Phật chúng ta vừa chánh niệm, nghĩ tưởng đến Phật! Thân, miệng, ý cùng thanh tịnh, sám hối nghiệp chướng, lúc đó chúng ta tội diệt, phước sanh, một khi mãn kiếp người, đồng Phật vãng Tây phương.

Khi lễ lạy chúng ta thực hiện được lòng tôn kính và tâm ngưỡng mộ của mình đối với đấng Giác ngộ, hay những bậc Thánh, Thần, Đại ân nhân, thể hiện được lòng biết ơn, đền ơn và sự khiêm cung, tiêu trừ được lòng tự cao ngã mạng của mình, tức là từng bước "quán chiếu thấy năm uẩn đều không, sẽ qua hết tất cả khổ đau ách nạn". Lúc đó Đức Phật với lòng từ bi vô lượng sẽ thương cảm đến và gia hộ cho ta được kiết tường như ý và phước đức cũng từ đây sinh khởi.
     
(hoan hỷ đọc tiếp) --> Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có dạy 10 Công đức của Lễ Phật

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét