Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Đường Đến Bình An Thật Sự (5) - Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đường Đến Bình An Thật Sự (5) - Đức Đạt Lai Lạt Ma

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (5)

Trích dẫn
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trích dịch: Tuệ Uyển

- Như những chúng sinh, căn bản chúng ta tập trung vào là để có một cuộc sống hạnh phúc vui vẻ; tất cả chúng ta đều muốn trải nghiệm hạnh phúc. Tìm kiếm hạnh phúc là tự nhiên của chúng ta. Đây là mục tiêu của đời sống chúng ta.

- Khi chúng ta mất đi hy vọng, kết quả là chúng ta bị chán nản, buồn phiền, hay trì trệ và có thể ngay cả tự tử. Vì vậy, sự tồn tại thực sự của chúng ta có gốc rể một cách mạnh mẻ trong hy vọng. Mặc dù không có gì bảo đảm cho những điều sẽ mang tới trong tương lai nhưng đấy là bởi vì chúng ta có hy vọng rằng chúng ta có thể tiếp tục sống. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng mục tiêu của đời sống của chúng ta, chủ tâm của đời sống chúng ta, là hạnh phúc vui vẻ.

- Loài người không phải được sản xuất bằng máy móc. Chúng ta không chỉ là sự kiện, chúng ta hơn thế ấy, chúng ta có cảm giác và kinh nghiệm. Vì lý do ấy, chỉ sự thoải mái vật chất mà thôi thì không đủ. Chúng ta cần những gì sâu sắc hơn, thâm diệu hơn, điều mà chúng tôi thường ám chỉ đến như lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu.

- Với ảnh hưởng của lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu, tất cả những phát triển vật chất mà chúng ta có trong sự xếp đặt, bố trí, thực hiện của chúng ta có thể rất xây dựng và có thể sản sinh những kết quả tốt. Tuy vậy, nếu không có lòng nhân hay tình người, những phát triển vật chất đơn độc sẽ không làm chúng ta hài lòng, thỏa mãn, hoặc chúng sẽ cũng không sản sinh trong chúng ta bất cứ không gian nào của tâm linh hòa bình hay hạnh phúc. Vì vậy, lòng nhân hay tình người, hay từ bi thương yêu, là chìa khóa đến hạnh phúc của nhân loại.

- Mỗi hành giả của những tôn giáo khác nhau - đấy là, tự chính chúng ta - phải thực hành một cách chân thành. Giáo nghĩa tôn giáo là một bộ phận căn bản thiết yếu của đời sống chúng ta; giáo lý không nên bị tách biệt với cuộc sống chúng ta.

- Thỉnh thoảng chúng ta đến nhà thờ hay chùa viện và dâng lời cầu nguyện, hay phát sinh một loại cảm giác tâm linh, và rồi thì, khi ra khỏi Phật đường hay Thánh đường, không có một cảm xúc tôn giáo nào được duy trì tồn tại. Đấy không là một phương pháp chính đáng để thực hành-thọ trì.

- Thông điệp của tôn giáo phải luôn theo chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đến. Những lời dạy của tôn giáo chúng ta phải hiện diện trong đời sống chúng ta như vậy vì thế khi chúng ta thật sự cần hay thỉnh cầu gia hộ hay nội lực sẽ mạnh mẽ, những lời dạy sẽ hiển lộ ngay nơi ấy thậm chí tại những thời gian như vậy; sự cảm ứng hiện tiền nơi ấy khi chúng ta trải qua những khó khăn bởi vì nó hằng hiện hữu ở bên chúng ta.

- Chỉ khi tôn giáo trở thành một bộ phận thiết yếu trong đời sống chúng ta thì tôn giáo mới có thể thực sự tác động ảnh hưởng. Chúng ta cũng cần kinh nghiệm một cách sâu xa hơn, thâm diệu hơn trong những ý nghĩa và giá trị tâm linh của truyền thống tôn giáo của chính chúng ta – chúng ta cần biết những lời dạy này không chỉ trên một cấp độ lý trí nhưng cũng xuyên qua kinh nghiệm thâm sâu hơn của chính chúng ta.

- Đôi khi chúng ta hiểu biết tư tưởng những tôn giáo khác nhau ở trình độ quá nông cạn,quá thiển cận hay quá lý trí. Không có một kinh nghiệm cảm xúc tâm linh chân thật hơn, sâu sắc hơn, vì vậy tác động của tôn giáo trở nên giới hạn. Do thế, chúng ta phải thực hành – thọ trì một cách chân thật, và tôn giáo phải trở nên một phần của đời sống chúng ta.

- Bây giờ, thật là thiết yếu để chấp nhân sự kiện là sự tồn tại hiện hữu của nhiều tôn giáo khác nhau, để phát triển sự tôn trọng chân thành giữa các tôn giáo; tiếp xúc thân cận giữa các tôn giáo khác nhau là căn bản quyết định. Đấy là một nhân tố để các tôn giáo thế giới sẽ có thể được tác động ảnh hưởng đến lợi ích của nhân loại.

- Chúng tôi nhận thức sự hữu dụng thế nào đến với nhân loại của những tôn giáo khác nhau, và khả năng tiềm tàng nào của mỗi tôn giáo cống hiến cho một thế giới tốt đẹp hoàn hảo hơn. Trong những thế kỷ gần đây, những tôn giáo khác nhau đã có những cống hiến vĩ đại trước sự cải thiện cho nhân loại, và ngay cả hôm nay có một số lượng lớn những giáo đồ của Ki tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo v.v…Hàng triệu tín đồ đang được lợi lạc từ tất cả những tôn giáo này.

- Những kinh nghiệm đã giúp củng cố trong tâm chúng tôi rằng tất cả những tôn giáo thế giới có khả năng để sản sinh những người tốt, những người có đạo đức, những người có lòng từ bi lớn, bất chấp những sự khác nhau về triết lý và giáo nghĩa của tôn giáo. Mỗi truyền thống tôn giáo có một thông điệp diệu kỳ để truyền đạt  ....  (bấm vào đọc tiếp)      ---> Đường Đến Bình An Thật Sự (5) - Đức Đạt Lai Lạt Ma

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét