Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Lá Thư Mùa Khánh Đản

Lá Thư Mùa Khánh Đản

Lá Thư Mùa Khánh Đản -- E-Temple: www.HoPhap.Net

Lá Thư Mùa Khánh Đản

Khi một bậc Đại Giác Thế Tôn xuất hiện nơi đâu, chúng sinh ở thời kỳ và nơi chốn ấy được trực tiếp thừa hưởng pháp lạc vi điệu. Bởi vì chân lý, khi được thân chứng và tuyên thuyết bởi một bậc giác ngộ, sẽ muôn đời là chân lý, dù được diễn dịch theo ngôn ngữ, thời đại hay quốc độ nào.

Hai ngàn năm trăm năm, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, chúng ta hôm nay khi áp dụng giáo pháp của Ngài, vẫn đạt được những trạng thái an lạc, giảm trừ hoặc giải thoát những phiền não và khổ đau vốn dĩ bất tận của trần thế. Càng nỗ lực thực hành chánh pháp, chúng ta càng chứng nghiệm sâu xa hơn bản chất vô thường, khổ, không, vô ngã của cuộc đời mà đức Phật từng dạy. Từ điểm này, có thể nói rằng đức Phật luôn ở trong chúng ta, và có mặt khắp nơi, bất cứ nơi chốn nào có sự thực hành chánh pháp.

Nói như thế, cũng hàm ý rằng, đức Phật chưa bao giờ nhập niết-bàn; bởi vì giáo pháp do Ngài tuyên dạy vẫn được áp dụng và duy trì cho đến ngày hôm nay, ở khắp nơi trên thế giới. Nơi nào có sự thực hành chánh pháp, nơi đó có sự ngự trị của đức Phật.

Cho nên trong kinh Pháp Cú, câu 193 có nói:

"Khó gặp được Như Lai,
không phải đâu cũng có,
Nơi nào Phật Đản Sinh,
Nơi đó tất an lạc."

Nếu không có duyên lành sanh ra cùng thời với Phật, khó lòng tiếp nhận giáo pháp. Nếu được sinh ra thời Phật mà lại sinh làm người ngoại đạo, chỉ biết chống báng chỉ trích mà không chịu tìm hiểu áp dụng, thì cũng không gọi là 'gặp được Như Lai'

Lời Phật rót đến tai, kinh điển trao đến tận tay, mà không lắng nghe, không đọc tụng thì cũng xem như Phật đã nhập niết-bàn, và pháp cũng đã tuyệt vong. Lời Phật đã nghe, kinh điển đã tụng đọc, mà không chịu áp dụng, hoặc khi áp dụng lại áp dụng không đúng cách, áp dụng đúng cách mà không chuyên cần tinh tấn, thì cũng không thể gọi là ' gặp được Như-Lai."

Cho nên ...... (hoan hỷ bấm vào đọc tiếp) --> Lá Thư Mùa Khánh Đản
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét