Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Bài học Trách Nhiệm Đầu Đời - Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Bài học Trách Nhiệm Đầu Đời

Suốt năm, cậu bé đã nài nỉ xin mẹ một chiếc điện thoại di động.

Và sáng sớm ngày Lễ Giáng Sinh/Phật Giáng Sinh, cậu được toại nguyện. Một chiếc iPhone 5 mới "cáu cạnh" kèm theo một hợp đồng đợi sẵn dưới cây Noel/Bồ Đề trong nhà. Hợp đồng không phải là từ công ty điện thoại mà là từ mẹ cậu bé, bà Janet Hoffman. Bà có 5 con và là cư dân tiểu bang Massachusetts. Cậu con trai Greg Hoffman vừa 13 tuổi.

Hợp đồng có 18 điều với lời mở đầu như sau:

"Chúc mừng Giáng sinh!

Bây giờ con đã tự hào được làm chủ một iPhone. Thật tuyệt vời! Con đã 13 tuổi và xứng đáng với quà tặng này. Nhưng với một vài quy luật ràng buộc.Con hãy đọc cho kỹ. Mẹ hy vọng con hiểu cho rằng trách nhiệm của mẹ là nuôi con thành một người trẻ khỏe mạnh trưởng thành có thể hòa mình với thế gian và sống chung với kỹ thuật tân tiến mà không bị lệ thuộc. Không tuân theo các điều này, con sẽ mất chủ quyền của iPhone.

Mẹ yêu con nồng nàn và hy vọng sẽ chia xẻ với con cả triệu nhắn tin trong những ngày sắp tới.

iphone 5 với Hợp đồng có 18 điều - www.HoPhap.Net

1. Đây là điện thoại của mẹ. Mẹ bỏ tiền túi ra mua. Mẹ cho con mượn. Chắc mẹ là người rộng lượng nhất con nhỉ?

2. Con luôn luôn phải cho mẹ biết mật mã của điện thoại.

3. Nếu chuông reo, hãy trả lời ngay. Đó là dụng cụ để giao dịch. Hãy lịch sự nói tiếng hello. Đừng bao giờ cố tình tảng lờ khi trên máy hiện ra hàng chữ "Bố" hoặc "Mẹ". Không bao giờ, con nhớ nhé.

4. Trao điện thoại cho bố mẹ đúng 7g30 chiều vào những ngày đi học và 9g30 tối ngày cuối tuần. Tắt điện thoại suốt đêm và chỉ mở lại vào 7g30 sáng hôm sau. Nếu con e ngại gọi cho bạn vì sợ cha mẹ chúng trả lời điện thoại nhà thì hãy đừng gọi hoặc gửi tin nhắn. Hảy để ý tới điểm này và tôn trọng gia đình khác như mình muốn họ tôn trọng mình.

5. Đừng mang điện thoại tới trường. Nếu có ý định nhắn tin thì hãy nói trực tiếp với họ. Đối thoại là kỹ thuật sống của cuộc đời. Nếu cần điện thoại vào dịp đặc biệt như học thêm, đi khảo sát, bố mẹ sẽ cứu xét.

6. Nếu điện thoại hư hoặc mất, con phảỉ tự bỏ tiền sửa hoặc mua máy khác. Hãy cắt cỏ, giữ trẻ hoặc cắt tiền mừng sinh nhật để có tiền. Chuyện này sẽ xảy ra và con hãy sẵn sàng đối phó.

7. Đừng dùng kỹ thuật tân tiến này để lừa dối, đùa dỡn. Đừng dính vào những cuộc tranh luận có thể làm đau lòng người khác. Hãy là người bạn tốt và lánh xa các cuộc đối đầu vô bổ.

8. Đừng dùng điện thoại để nhắn tin, gửi điện thư hoặc nói những điều mà con cảm thấy không nói trực tiếp được.

9. Cũng đừng hành động như vậy với một người nào đó có mặt trong phòng mà con sẽ không nói trước mặt cha mẹ y. Hãy tự kiềm chế con ạ.

10. Không coi phim khiêu dâm. Tìm kiếm các thông tin mà con có thể công khai chia sẻ với bố mẹ. Hãy hỏi người khác nếu có thắc mắc nhưng hỏi cha mẹ là đáng tin cậy hơn cả.

11. Ra trước công chúng, tắt, vặn nhỏ hoặc cất điện thoại, nhất là ở nhà hàng, rạp hát hoặc khi đang trò chuyện với người khác. Con vốn không phải là người thô tục, hãy đừng để Iphone thay đồi đức tính của con
Bấm vào đọc tiếp --> Bài học Trách Nhiệm Đầu Đời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét