Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Những giá trị sống: Ai đem con đi bỏ chùa Thầy

Những giá trị sống: Ai đem con đi bỏ chùa Thầy

Ai đem con đi bỏ chùa Thầy -- www.HoPhap.net
Ai đem con đi bỏ chùa Thầy -- www.HoPhap.net

Những giá trị sống

" Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông"

(Huyền Không)

Hai câu thơ trên trong bài phát biểu của Ni sư Thích nữ Huệ Đức đọc tại buổi lễ khánh thành chùa Diệu Pháp (nơi có nhà Tình thương Diệu Pháp)* vào một buổi sáng ngày rằm, tiết trời trong lành đậm đà hương vị Tết Trung thu. Với âm giọng nhỏ, thanh mỏng như một lời tự sự, Ni sư đã kể lại cho Tăng Ni, Phật tử và bá tánh thập phương hiểu được quá trình hình thành của ngôi chùa Diệu Pháp.

Ngôi chùa tọa lạc trên một khu đất rộng 2,8 héc-ta. Cách đây hơn 30 năm, khu đất này là của bà Bùi Thị Ngọc Bích, một nữ thương nhân vừa giỏi giang trong mua bán, lại vừa đẹp nết đẹp người; chẳng hiểu nguyên do gì bà không lập gia đình và đương nhiên cũng không con cái. Khi vầng trăng của cuộc đời bà chớm khuyết, bà đã gói ghém lại chuyện mua bán, biến ngôi nhà và khu đất của mình thành túp thảo am thờ Tam Bảo. Từ đó, bà phát nguyện xuất gia học đạo, thọ Sa di giới với pháp tự Tuệ Châu.

Những giá trị sống - www.HoPhap.Net

Năm 1983, Sư bà Diệu Không, một bậc Ni trưởng trụ trì một ngôi chùa lớn ở Huế đến thăm thảo am. Nhân dịp này, Sa di ni Tuệ Châu đã phát nguyện cúng thảo am cùng hơn 2 héc-ta đất hương hỏa cho nhà Phật. Sư bà đã tiếp nhận, đặt hiệu chùa là "Diệu Pháp ni tự", cử Ni sư Thích nữ Diệu Thân, Tịnh Đức, Trí Hải và sau đó là Ni sư Huệ Đức từ Huế vào trụ xứ nơi đây cùng với Sa di ni Tuệ Châu (Sa di ni Tuệ Châu đã viên tịch tại chùa Diệu Pháp vào ngày 12-3-1999, tháp mộ hiện đặt trong khuôn viên chùa).

Vào thời điểm đó,hoàn cảnh thiếu thốn, đói khổ diễn ra khắp nơi trên đất nước ta, tại ngôi chùa Diệu Pháp cũng vậy. Đời sống của các sư cô ở đây vô cùng khốn khó, chỉ trông vào liếp khoai, nương sắn được trồng trọt trên 2 héc-ta đất chùa. Các sư cô đã khổ, nhưng hoàn cảnh của người dân địa phương còn khổ hơn nhiều. Họ không có đất để canh tác nên từ sáng sớm đã đi xa để làm nương rẫy thuê, kiếm cái ăn đến tối mịt mới về. Trong những đi như thế, lúc quay về nhà, những đứa con nheo nhóc của họ đã có đứa vì lọt vũng sẩy chân mà chết. Lúc bấy giờ những trường hợp như thế xảy ra rất thường xuyên ở vùng này.

Cảnh tượng thật thương tâm đến không cầm lòng được. Các sư cô ở chùa Diệu Pháp đã tìm đến những ngôi nhà này đón các đứa trẻ về chùa chăm nom, tắm rửa, dạy chữ và chia sẻ củ khoai, rau cháu buổi trưa, buổi chiều cha mẹ chúng đến chùa đón về. Lúc này, số các cháu ở chùa dao động từ 30-40 cháu. Các sư cô gọi đó là nhóm cháu "hoàn cảnh". Còn một nhóm khác nữa, đông hơn, được các cô gọi là "nhóm lượm". Nhóm lượm là những trẻ con còn đỏ hỏn chẳng biết ai đã đem đến bỏ ngoài cổng chùa ...    The source    -->  Những giá trị sống

..............................

Góp Ý: Chùa Diệu Pháp theo năm tháng thay đổi sau 30 năm, ngôi chùa này Thầy Phương Trượng Tu Viện Hộ Pháp đã từng biết đến thời kỳ vô cùng khó khăn đó, vì lẽ Thầy đã từng về sinh hoạt Phật sự tại Chùa của chư Tăng một thời gian ở cùng ấp Tân Cang, xã Phước Tân. Tu Viện Hộ Pháp xin thành kính chúc mừng sự khánh thành Chùa Diệu Pháp tại ấp Tân Cang đã thành tựu viên mãn sau 30 năm xây dựng Đạo Tràng tại quê nhà, và xin tùy hỷ vui theo công đức kiến dựng Đạo Tràng nầy. Hy vọng chúng tôi sẽ có một ngày trở về thăm các ngôi chùa xưa. Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét