Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Các nhà khoa học đau đầu trước hiện tượng các nhà sư Tây Tạng "biết bay"

Các nhà khoa học đau đầu trước hiện tượng các nhà sư Tây Tạng "biết bay"

Khi chứng kiến các nhà sư Tây Tạng bay lơ lửng trong lúc ngồi thiền, người ta thường nghĩ những nhà sư này là "thần thánh hiển linh", hoặc là thánh thần giúp họ làm điều đó.

Những nhà sư Tây Tạng đã chống lại được định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, bay lơ lửng mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào, đó chính là thuật khinh công.

Bí thuật của thầy tu Tây Tạng

Tây Tạng, "vùng cực thứ 3 của trái đất" được biết đến như một vương quốc huyền bí của Phật giáo và là cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Hymalaya. Nơi đây được coi là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, cái nôi truyền giáo của thế giới. Vùng đất bao quanh bởi mây trắng này còn là nơi lưu giữ bí quyết thuật khinh công (Levitation) của các nhà sư Tây Tạng, một bí thuật riêng của các nhà tu hành phương Đông. Nó không phải là huyền thoại như người ta lầm tưởng.

Trước đây, khi chứng kiến các nhà sư bay lơ lửng trong lúc ngồi thiền, người ta thường nghĩ những nhà sư này là "thần thánh hiển linh", hoặc là thánh thần giúp họ làm điều đó. Nhà thám hiểm người Anh Alexandra David Neel một ngày nọ đã chứng kiến nhà sư Cnang Tang bay lên khỏi mặt đất trên cao nguyên đầy thông ở Tây Tạng. Neel kể lại rằng, vị tu sĩ nọ bật lên khỏi mặt đất nhiều lần như một quả bóng tennis nảy lên nảy xuống.

Không chỉ có lạt-ma Tang có thể bay như một quả bóng mà nhiều nhà sư khác cũng có khả năng tự nhấc mình lên khỏi mặt đất đến 90cm. Họ làm việc này không phải để biểu diễn cho công chúng xem mà chỉ nhằm mục đích phục vụ cho những nghi thức tôn giáo.

Neel không khỏi ngạc nhiên với điều kỳ lạ này. Một thời gian dài, Neel sống cùng các lạt-ma, cố gắng tìm hiểu bí mật của họ. Neel nhận ra, các lạt-ma thường xuyên tập yoga và võ thuật. Đặc biệt, họ có khả năng giữ thăng bằng rất tốt, nhanh nhẹn trong từng cử động. Để đạt được trình độ khinh công, các nhà sư phải trải qua tất cả mức khinh hành (đi bộ với tốc độ rất lớn). Các môn đồ của khinh hành có thể đi lại rất nhanh và an toàn ở những nơi núi non hiểm trở, bằng kỹ thuật phi thân (nhảy), thân hành (chạy hàng trăm dặm mà chân không chạm đất), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường), thủy thượng phiêu (chạy trên nước).

Tất cả những nhà sư này đều có một thể lực phi thường cùng sức chịu đựng tốt với tấm thân "mình đồng da sắt". Neel chỉ có thể rút ra kết luận, khinh công là một môn võ tập luyện cho thân thể được nhẹ nhàng như bướm trên cành, như chim bay lượn, chạy trên cỏ mà cỏ chẳng hề di động, chạy trên tuyết, tuyết chẳng hề in dấu chân, băng qua nước, nước không hề gợn sóng. Thậm chí, Neel cũng cố gắng tập luyện cùng các nhà sư, trải qua những bài tập khắc khổ cùng họ để đạt đến ngưỡng có thể nhấc mình lên khỏi mặt đất.

Theo lịch sử ghi lại, tu sĩ Daniel Douglas Hewm, một nhà yoga hàng đầu thuộc thế kỷ 19 là người Tây Tạng đầu tiên thực hiện màn khinh công kỳ bí. Ông được mệnh danh là người nắm giữ nhiều sức mạnh huyền bí đến nỗi có thể đi lại, ăn, ngủ trong khi khinh công lơ lửng giữa không khí. Vào thời gian đó, người ta chưa biết đến thuật khinh công mà chỉ biết tu sĩ Milarepa là một vị thánh sống có nhiều phép lạ.

Trên một tờ báo Mỹ, một nhà báo đã miêu tả trạng thái bồng bềnh trong không gian của Hewm như sau: "Bất thình lình, Hewm bắt đầu nhấc mình lên khỏi mặt đất khiến những người trong phòng sửng sốt, ngạc nhiên. Tôi thấy chân của ông ta cách mặt đất khoảng 0,3 mét. Ông ta vọt lên rồi hạ xuống. Đến lần thứ 3 thì ông ta chạm trần nhà...".

www.hophap.net -Một Đại Sư Tây Tạng đang ngồi thiền tọa niệm Phật cách mặt đất

Một nhà sư Tây Tạng thực hiện màn khinh công

Tu sĩ Hewm đã biểu diễn năng lực đặc biệt này Các nhà khoa học đau đầu trước hiện tượng các nhà sư Tây Tạng "biết bay"


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét