Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Cựu Tổng thống Latvia: "Tôi sẽ đồng hành và cống hiến nhiều hơn nữa cho Giải thưởng và Viện Trần Nhân Tông".

Cựu Tổng thống Latvia nhận Giải Thưởng Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ

Di ảnh quý hiếm Vua Nước Việt: Trần Nhân Tông Đại Sĩ - HoPhap.Net
Di ảnh quý hiếm Vua Nước Việt: Trần Nhân Tông Đại Sĩ - HoPhap.Net



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Cựu Tổng thống Latvia: "Tôi sẽ đồng hành và cống hiến nhiều hơn nữa cho Giải thưởng và Viện Trần Nhân Tông".

Tôi thực sự lấy làm vinh dự được tham dự hội thảo đặc biệt này nhằm vinh danh Trần Nhân Tông, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp và di sản tinh thần của Trần Nhân Tông chưa được quảng bá rộng rãi như ông xứng đáng được nhận nhưng tôi tin tưởng rằng những công việc bắt đầu từ hôm nay, từ hội thảo này cũng như các hoạt động khác trong tương lai sẽ giúp sửa chữa tình hình.

latvia_TT

cựu tổng thống Latvia trtong buổi hội thảo

Tôi rất ấn tượng với chủ đề của hội thảo nhấn mạnh hòa giải và yêu thương. Và tôi cảm nhận được một sự đồng cảm với hiểu biết của những người Việt Nam về chủ đề này ở một đất nước đã bị chia cắt bởi các cuộc chiến tranh, chiếm đóng của nước ngoài trong hang thế kỷ và thập kỷ. Người dân Latvia của tôi có thể chia sẻ nhiều điều với các bạn bởi chúng tôi cũng đã phải chịu đựng một thời gian khổ như thế trong thế kỷ 20.

Khi còn là Tổng thống, tôi đã tham gia vào nhiều sáng kiến toàn cầu nhằm hai mục đích tương đồng và bổ trợ cho nhau. Một là ngăn chặn các cuộc xung đột và hai là hòa giải các quốc gia đã từng xung đột với nhau, kể cả các quốc gia láng giềng.

Hiện nay, tôi tham gia ba hiệp hội khác nhau dành cho các cựu tổng thống và thủ tướng thế giới, một là Câu lạc bộ Madrid, mới đây vừa kỉ niệm 10 năm thành lập, một tổ chức đóng góp vào quá trình chuyển đổi từ độc tài đến dân chủ ở các quốc gia. Tổ chức thứ 2 là Hội đồng Kết nối (Interaction Council), một tổ chức lâu đời hơn với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Canada, châu Âu và châu Á. Tôi cũng tham gia một hội đồng lãnh đạo toàn cầu do cựu Tổng thống Nam Phi De Klerk đứng đầu. Ông Klerk là người đã minh chứng khả năng để vượt qua những hố sâu ngăn cách trong xã hội mà Nam Phi đã trải qua dưới thời apartheid và thành lập một ủy ban hòa giải, dẫn dắt đất nước ông qua thời kì quá độ hòa bình đến một thể chế dân chủ.
Tôi đặc biệt biết ơn ông Nguyễn Anh Tuấn vì lời mời tôi đến Việt Nam. Đây là đất nước tôi chưa từng có cơ hội đến thăm trước đó và tôi rất mừng đã có cơ hội làm quen với đất nước và con người Việt Nam

Tôi cũng rất vui vì đã có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn về nhân vật kiệt xuất, Phật hoàng Trần Nhân Tông, người mà đối với tôi có một tính cách phi thường cũng như tôi có dịp được chia sẻ với các bạn một vài sự tương đồng thú vị với lịch sử của đất nước tôi.

Người dân Việt Nam luôn ghi nhớ với niềm tự hào về một vị vua đã lãnh đạo đất nước đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông không chỉ một lần mà ba lần trong một thế kỉ, ở thời điểm mà kẻ thù đang là đế chế hùng mạnh nhất trên trái đất. Quân đội Nguyên Mông đã chiếm đóng khắp châu Á, châu Âu nhưng rốt cuộc phải dừng bước ở cửa ngõ Việt Nam.

Và có một sự tương phản sống động giữa số phận của Việt Nam trong thế kỉ 13 và số phận của dân tộc tôi, Latvia, cùng thời gian đó đang chịu ách chiếm đóng của Tây Âu bởi cuộc thánh chiến mà giáo hoàng đã khởi xướng năm 1199 chống lại cái mà ông ta gọi là kẻ tà giáo cuối cùng của châu Âu.

Những tên lính thập tự chinh đã chiếm đóng lãnh thổ ngày nay là Latvia và Esto¬nia trong suốt 100 năm. Trong suốt thế kỷ bị đô hộ đó, các bộ tộc Latvia đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt. Nhưng họ bị áp đảo bởi sự vượt trội về kĩ thuật chiến đấu của lính thập tự chinh. Và điểm yếu lớn của họ là, không giống như Việt Nam, nhân dân Latvia đã không thể kết thành một khối dưới một sự lãnh đạo duy nhất giúp họ đoàn kết trước kẻ thù.

Khi tôi còn là một cô bé sống trong trại tị nạn ở biên giới nước Đức, người Latvia sống trong trại tị nạn đã xuất bản những cuốn sách ngay khi chiến tranh kết thúc. Tôi nhớ hồi ấy tôi mới 9 tuổi, được đọc một cuốn tiểu thuyết lịch sử về vị vua cuối cùng của Latvia, người đã chiến đấu chống lại quân đội thập tự chinh. Cuối cùng lâu đài của ông ấy bị thiêu rụi, ông bị lưu đày cùng với hang trăm nghìn người dân của mình, biến mất mãi mãi khỏi lịch sử của Latvia. Cô gái nhỏ là tôi khi ấy đã khóc suốt mấy ngày, đau đáu tự hỏi vì sao họ lại có thể để mất đất nước theo cách ấy và thầm nhủ với bản thân rằng một ngày nào đó nếu tôi trở thành vua, tôi sẽ tìm ra cách để chiến thắng những kẻ xâm lược nước ngoài.

Bởi vậy, các bạn có thể tưởng tượng được niềm vui và tự hào của tôi khi sau nhiều thập kỷ sống lưu vong được trở về quê hương và trở thành Tổng thống, được chứng kiến giai đoạn đất nước mình gia nhập EU và được sự bảo hộ của liên minh NATO, với hi vọng rằng chúng tôi sẽ không bao giờ phải trải qua sự chiếm đóng của nước ngoài một lần nữa.
Trở về với vị phật hoàng nổi tiếng Trần Nhân Tông, tôi nghĩ rằng có rất nhiều khía cạnh trong nhân cách của ông mà các học giả hôm nay đã nhắc đến. Điều đầu tiên gây ấn tượng với tôi nhất là bản lĩnh của một con người đã nắm giữ một quyền lực và quyền uy tuyệt đối và rồi cuối cùng lại sẵn sàng từ bỏ nó để sống cuộc đời của một vị tu hành.

Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt trong thế giới hiện đại là ở nhiều quốc gia, các nhà lãnh đạo dù không phải là các ông vua hay con cháu hoàng tộc, nhưng một khi họ nắm giữ quyền lực, cho dù là bằng các cuộc bầu cử dân chủ, họ đơn giản là không sẵn lòng từ bỏ quyền lực, mà điển hình là Gaddafi, người đã nắm quyền suốt 40 năm.

Một lần, khi tôi đang nói chuyện với một nhóm sinh viên và lãnh đạo trẻ quốc tế ở Budapest, một nhóm thanh niên đến từ châu Phi đã đứng lên sau bài phát biểu của tôi và nói:
"Bà Tổng thống, chúng tôi nghĩ rằng bà nên đến châu Phi và giảng bài cho các lãnh đạo của chúng tôi và làm cho họ hiểu rằng vẫn có một cuộc sống sau khi làm Tổng thống và họ không nên khư khư nắm giữ quyền lực".
 
Tôi phải nhắc họ một câu nói nổi tiếng rằng "Quyền lực đẻ ra tham nhũng và quyền lực tuyệt đối đẻ ra tham nhũng tuyệt đối" và một khi con người có được quyền lực và tham nhũng, họ sẽ thấy vô cùng khó khăn để từ bỏ nó.
Đó là lý do vì sao cách đây 7 thếỷ
kỷ, tấm gương vua Trần Nhân Tông từ bỏ quyền lực tuyệt đối một cách nhẹ nhàng theo tôi có thể là một bài học giá trị mà thế giới nên biết đến nhiều hơn.
Một khía cạnh khác của con người ông cũng vô cùng đáng học hỏi là ông vừa có thể thực hiện quyền uy của một vị vua, áp đặt quyền lực của mình lên những nơi cần thiết để đoàn kết vương quốc của mình, huy động nguồn lực ấy chống lại những kẻ xâm lăng, đồng thời ông cũng là con người của lòng yêu thương, vị tha và thấu hiểu cho mọi con người.
Khía cạnh thứ ba trong nhân cách của Trần Nhân Tông khiến tôi rất hứng thú là kĩ năng của ông như một lãnh tụ quân sự và ngoại giao và đời sống tinh thần mạnh mẽ mà cuối cùng đã đưa ông đến với cuộc sống của một nhà tu hành.

Ở nước tôi, các vị vua và giới quý tộc thường bị lưu đày khi họ bị tước quyền. Bởi vậy, điểm lý thú là ngôn ngữ, văn hóa và các giá trị văn hóa của dân tộc Latvia được bảo tồn lại nhờ chính những người dân bình thường, những người luôn bị cai trị, những ngư dân, nông dân…những người không có khả năng hiểu được chiều sâu tinh tế của tri thức hay tinh thần.
Việt Nam thì may mắn bởi cách đây nhiều thế kỷ đã có một vị vua đồng thời cũng là một nhà thơ, có những học giả những người có thể tạo ra thơ ca và ngôn ngữ tinh túy, lưu truyền cho các thế hệ sau. Một truyền thống giàu có và đẹp đẽ như vậy hiển nhiên là một đóng góp lớn cho di sản của nhân loại.
Lịch sử đất nước Latvia của tôi đã chứng minh rằng người dân bình thường luôn có khả năng lưu giữ những giá trị tinh tế, nghệ thuật. Họ có thể làm như vậy nhờ truyền thống truyền miệng khi không biết viết. Thậm chí trong các thế kỷ tiếp sau, truyền thống này đã được chuyển sang chữ viết, bắt đầu đầu thế kỉ 19. Đến cuối thế kỷ này, chúng tôi đã có hàng triệu bài hát dân gian được thu âm trong một quốc gia nhỏ bé có 2 triệu dân. Những bài hát này được phân loại, trình diễn và in ấn cuối thế kỷ 19 bởi một người. Chồng tôi đã có một ý tưởng là chúng cần được số hóa và ngày nay, hàng triệu sinh viên, giáo viên có thể tiếp cận trên Internet.

Tôi đề cập đến truyền thống này bởi vì đó là bằng chứng lý thú cho khả năng tri thức và nghệ thuật của những người dân bình thường, cho dù họ làm những công việc đơn giản nhất.
Một điều thú vị khác mà tôi cảm nhận thấy tương đồng trong cống hiến của vị Phật hoàng nổi tiếng là sự tôn trọng ông dành cho mọi lớp người bất kể địa vị của họ cũng như sự tôn trọng đối với thiên nhiên và quan điểm con người nên chung sống hòa hợp với môi trường tự nhiên.

Cho dù người Latvia bị những kẻ xâm lăng buộc phải cải theo đạo Cơ đốc giáo thì cũng phải mất đến hang thế kỉ nó mới trở thành tôn giáo chính thức ở Latvia.
Ngày nay, chúng ta chứng kiến cuộc xung đột giữa Hội giáo và phương Tây, xuất phát từ những quan điểm mâu thuẫn nhau về vai trò của đạo đức, của con người. Hàng thập kỷ chúng ta đã trải qua chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Rõ rang mọi xã hội, vì mục tiêu gắn kết xã hội đều cần những nguyên tắc, giá trị dẫn dắt. Vì lý do lịch sử hoặc nhiều lý do khác, con người có những cách diễn giải và hiểu biết khác nhau về chân lý. Nếu chúng ta nhớ rằng nguyên lý của đạo Phật và Cơ đốc về sự khiêm tốn, chúng ta phải chấp nhận rằng tầm nhìn của chúng ta về chân lý không nhất thiết phải là chân lý và rằng mỗi người nhìn chân lý từ những giác độ khác nhau.

Điều ấy có nghĩa rằng chúng ta thực sự có thể chấp nhận sự tồn tại của mọi phiên bản của chân lý và rằng những giá trị mà chúng ta theo đuổi, chấp thuận trong xã hội mình không cần thiết phải đi tới xung đột với những người không đồng ý với chúng ta.

Làm sao để đạt được điều ấy? Đơn giản bằng sự hiểu biết và chấp nhận bản chất con người chúng ta. Sự thực rằng chúng ta là con cái của những người mẹ, người cha và tôn trọng những người khác cùng được sinh ra, nuôi lớn như những con người, giống như những người anh chị em của mình.
Nhưng để có được hòa bình trên thế giới, tôi tin rằng mọi chế độ đều phải tôn trọng cuộc sống và phẩm giá con người – điều mà Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa là "nhân quyền". Để có một hệ thống công bằng có thể áp dụng cho tất cả không có ngoại lệ, không ai đứng trên luật pháp, không ai bị gạt ra bên lề, để mọi công dân, mọi con người đều có cơ hội bình đẳng phát huy năng lực và cống hiến cho xã hội, cho đất nước và cho nhân loại.

Vì vậy, tôi xin chúc những lời chúc tốt đẹp nhất cho viện Trần Nhân Tông, cho niềm tự hào và sự nghiệ quảng bá ý tưởng hòa giải và yêu thương bởi tôi tin rằng đó là nền tảng để tất cả chúng ta có thể chung sống hòa bình trong ngôi nhà chung
– Trái đất.

 

 

Bài liên quan:

Trao Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hoà giải

Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Ngài U Thein Sein và Ngài Daw Aung San Suu Kyi

Cựu Tổng thống Latvia nhận Giải Thưởng Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét