Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Tiếng Hú của Thiền Sư Không Lộ

Tiếng Hú của Thiền Sư Không Lộ

Kỷ Niệm 996 Năm Sinh Của Thiền Sư Không Lộ (Bính Thìn 1016-Nhâm Thìn 2012)

Huỳnh Kim Quang

Chắc bạn đã từng nghe nói đến tiếng "quát" kinh thiên động địa của thiền sư Vân Môn Văn Uyển, tiếng "hét" dựng tóc gáy của thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền, hay cây gậy "đánh" người túi bụi của thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám trong thiền sử Trung Hoa. Nhưng bạn đã có bao giờ nghe tiếng "hú" lạnh buốt cả bầu trời của thiền sư Không Lộ trong thiền sử Việt Nam?

Bài viết này xin giới thiệu tiếng "hú" đặc biệt hy hữu đó.


Thiền sư Không Lộ, thế danh là Dương Minh Nghiêm, sinh ngày 14 tháng 9 năm Bình Thìn (1016) đời Vua Lý Thái Tổ tại làng Giao Thủy, huyện Hải Thanh, Tỉnh Nam Định, và viên tịch vào năm Giáp Tuất 1094 đời Vua Lý Nhân Tông, thọ 79 tuổi. Như thế, năm nay, Nhâm Thìn, 2012, là 996 năm sinh của thiền sư Không Lộ. Ông sinh 6 năm sau khi nhà Lý dựng đế nghiệp. Thiền sư Không Lộ là người khai sơn Chùa Keo, tức Chùa Nghiêm Quang, sau đổi tên là Chùa Thần Quang ở Huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình. Chùa nguyên ở hữu ngạn Sông Hồng, vì bị lụt làm hư hại, đến đầu thế kỷ 17 đã dời sang tả ngạn sông Hồng và tồn tại đến ngày nay.


Thiền sư Không Lộ làm nhiều bài thơ, trong số đó nổi tiếng nhất là 2 bài: Ngôn Hoài và Ngư Nhàn. Bài viết này xin nói đến bài Ngôn Hoài vì trong bài thơ này xuất hiện tiếng "hú" kỳ bí của thiền sư Không Lộ.



Ngôn Hoài (âm Hán Việt)

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thướng cô phong đảnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.


Dịch nghĩa:

Chọn được đất rồng rắn có thể ở

Tình quê mộc mạc suốt ngày an lạc trọn vẹn

Có lúc leo thẳng lên đỉnh núi cô quạnh

Hú một tiếng dài làm lạnh cả bầu trời.


Source Link bấm vào đọc hết bài ---> Cỏi Thơ Thiền Sư Huyền Quang -- Như Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét