Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Danh Sơn Yên Tử Kỳ Vĩ và Bí Ẩn -- Cựu tổng thống Latvia: Tư tưởng Trần Nhân Tông


Source link  -->  Danh Sơn Yên Tử Kỳ Vĩ và Bí Ẩn

Thiền Sư Việt Nam -- HoPhap.net
Thiền Sư Việt Nam -- HoPhap.net

KHÁM PHÁ KHO BÁU BỊ BỎ QUÊN
CỦA DANH SƠN YÊN TỬ
Kỳ vĩ, bí ẩn ở sườn Tây

(VieTimes) - Sườn Tây của núi Yên Tử hùng vĩ, nằm trùm lên địa giới hành chính của hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Từ nguồn tin của lâm tặc, thợ săn người địa phương, một nhóm cán bộ có khả năng leo rừng như… khỉ của Bảo tàng Bắc Giang đã khám phá ra hệ thống chùa, am, tháp, mộ, tượng, bia đá và cây cổ thụ được trồng trong di tích… vô cùng quý giá trên dãy Yên Tử hùng vĩ và bí ẩn.

Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng nguyên vẹn, với di tích am Ngoạ Vân, nơi mà sử cũ chép rõ, vua Trần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm, một pháp chủ người Việt đã tu hành, giảng đạo rồi viên tịch vào năm 1308. Cả rừng mộ tháp bị nhồi bộc phá, bị khoét hang khoét hầm hòng bới tìm cổ vật (họ nghĩ rằng vua tu ở đấy thì nhất định là đủ vàng thoi bạc nén); cả hệ thống các cây vải, quýt, bưởi, nhãn, đại, thông (được các vị tu hành trồng từ gần bảy trăm năm trước) bị đánh gốc xẻ thịt dần dà…

Những phát hiện trên đã gây sửng sốt trong giới khoa học. Sau hàng thế kỷ cơ bản bị lãng quên, giữa rừng già, con đường của các bậc chân tu đắc đạo đã được chính thức ghi nhận. Trước đó, người am tường cổ sử và phật tử mộ đạo thiền Trúc Lâm chỉ nghe nói về con đường và hệ thống di tích kể trên. Nhóm Phóng viên mê leo núi chúng tôi đã có 4 ngày đi bộ ròng rã và 3 đêm ngủ giữa rừng để khám sự thiêng liêng - vẻ đẹp quyến rũ độc nhất vô nhị và cả nỗi đau bị tàn sát của hệ thống di sản này, VieTimes xin giới thiệu cùng độc giả:

================================


Source link bam vao ---> Cựu TT Latvia: Tư tưởng Trần Nhân Tông cổ vũ tinh thần hòa hợp thế giới


Bà Vaira Vike – Freiberga- Cựu Tổng thống Latvia. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Bà Vaira Vike – Freiberga- Cựu Tổng thống Latvia. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Những đồng điệu từ ước mơ hòa hợp dân tộc

Cựu tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga sinh ra tại Riga, Latvia nhưng bà đã cùng cha mẹ rời khỏi đó sau chiến tranh Thế giới thứ 2. Phần lớn tuổi thơ trải qua trong các trại tị nạn ở Đức nên Vaira hiểu hơn ai hết giá trị của hòa bình và hòa hợp dân tộc.


Đó không chỉ là vị vua đã đoàn kết nhân dân chống lại giặc ngoại xâm, mà còn là vị vua nhân từ, đức độ, không tìm cách trả thù sau những cuộc chiến, không trừng phạt những người dân thường đã đầu hàng quân địch bởi người hiểu họ quá sợ trước sức mạnh của quân địch. Phật hoàng Trần Nhân Tông không chỉ là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự tài ba, mà ông còn là con người sống rất nhân văn, tâm linh, đó có lẽ là điều khiến ông quyết định trở thành nhà tu hành ở cuối đời.

"Tôi thấy đất nước Việt Nam của các bạn hết sức may mắn khi cách đây nhiều thế kỷ các bạn đã có một vị vua, vừa là một nhà thơ, một học giả, vừa là nhà nghiên cứu, một người rất vĩ đại, đã để lại nhiều tư tưởng, giá trị nhân văn cho các thế hệ sau. Những giá trị đó không chỉ đóng góp cho đất nước Việt Nam, mà còn có ý nghĩa với toàn nhân loại.", Cựu Tổng thống Vaira mỉm cười kết luận.

Cam kết đồng hành với ý tưởng lớn

Sau khi tìm hiểu và nghe nhiều chia sẻ của giới học giả, chuyên gia trong nước về Phật hoàng Trần Nhân Tông, Cựu Tổng thống Vaira Vike-Freiberga khẳng định sự ủng hộ và đồng hành của bà với Giải thưởng Quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương.

Lịch sử châu Âu cũng cho thấy, các cuộc chiến thường là sự đối đầu của các tôn giáo. Thực tế không có tôn giáo nào là tuyệt đối cả, nên được hiểu theo những cách khác nhau dựa trên các nền tảng văn hóa khác nhau......






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét