Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Cười -- ThiệnĐạo+ĐứcNgọc


Cười
Cười!  đơn giản như vậy mà gia đình tôi trước đây thật hiếm hoi thấy nó.  Khi đi làm việc gặp nhau là nói cười huyên thuyên, mà về đến nhà thì ai cũng u buồn vắng vẻ.  Không phải chỉ mình tôi mà ngay cả nhà tôi và con tôi nữa.  Lúc đầu tôi nghĩ chắc tại công việc gây sự mệt mỏi căng thẳng mà ít nói cười, nhưng không phải vậy!  Vì trong chỗ làm, ai cũng nói cười, chắc nhà tôi cũng như tôi.  Tôi thấy khó chịu quá, có lần trong một buổi chuyện trò vui vẻ, tôi hóm hỉnh đưa ra ý kiến:
-  Từ nay trở đi, người trong gia đình, con và má con kể cả ba, khi gặp mặt nhau là phải cười trước, sau đó muốn nói gì thì nói.  Nếu có điều gì làm không cười được thì hỏi ba, ba sẽ giải đáp tất cả sự khó khăn đó.  Nếu không giải đáp được ba sẽ dẫn má con đi "nhậu" (tiếng chỉ đi ăn ngoài, ở tiệm ăn chớ không phải chè chén say sưa) một bữa.  Có đồng ý không? 
Nhà tôi và con tôi cười lớn đưa hai tay lên đồng ý.  Và từ đó gia đình trở nên vui nhộn dù làm việc có vất vả ở Bưu Điện, ở hãng sửa xe và trong trường học.  Cũng từ đấy gia đình tôi bỗng sống nhộn nhịp vui vẻ không còn buồn thiu như lúc đầu.  Tiếng nói cười vang lên êm đềm hạnh phúc.  Khi có chuyện gây lo lắng, chúng tôi tụ họp tìm phương cách giải quyết hợp lý, thoả mãn.  Riêng tôi, tôi cũng bị nhiều câu hỏi hóc búa phải dẫn gia đình đi "nhậu" mấy lượt.
Ngày qua ngày, năm qua năm, gia đình chúng tôi tới Chùa Quy Y Tam Bảo, tu học tinh tấn hằng đêm dưới sự dẫn dắt tận tâm của Sư Trưởng trụ trì Tu Viện.  Tôi thường nghiên cứu, tìm học qua các bộ kinh Phật ngoài những bài giảng của Sư Trưởng.  Tôi cảm thấy mình trở nên ngu đần vì những điều Phật dạy vô cùng thâm sâu khó hiểu.  Có khi tôi ngồi suốt sáng chỉ với đôi ba hàng mà không thông suốt được.  Vậy mà khi xưa lúc còn ở Việt Nam, tôi cũng là một thầy giáo.  Nụ cười của gia đình cũng ít đi vì nỗi suy tư với Phật pháp vi diệu nầy.  Có lần nhà tôi hỏi, tưởng là thua nữa rồi nhưng mà không.
- Trong Kinh Bát Nhã Ba-la-mật-đa, có nói tánh không của sự vật, nếu có thì giả có chứ không là thật có.  Vậy có cái gì là thật có hay không vậy anh?
Tôi thật sự lúng túng, nhưng cũng lẹ miệng, không rõ đúng hay sai, miễn nhà tôi vỗ tay là tôi đắc ý.
- Phải đó em, tất cả điều giả có, chứ không thật có, nhưng cũng có cái thật có.
- Là gì vậy?
Nhà tôi mở to hai mắt, há mồm hỏi:
- Là quả báo luân hồi và lý nhân duyên.
Nhà tôi vỗ tay:  "Đúng rồi!  Đúng rồi!  không thể khác được".
- Ừ, mọi việc xảy ra chúng ta, cho mọi người điều có cái nguyên nhân của nó.  Nếu gieo cái nhân não thì ra cái quả đó.  Phật dạy cho chúng ta phải biết cái ruộng phước để gieo trồng phước báo cho đời ta và mãi cho đời sau nữa.  Như vậy nếu có chuyện chẳng may xảy ra cho ta, ta phải vui vẻ cúi đầu nhận lãnh để trả cái quả báo mà ta đã gây ra ở kiếp  này hay kiếp trước cho xong đi.  Chúng ta không thấy buồn mà chỉ thấy vui vì khi ta trae quả hết, thì hết khổ đau.
Nhà tôi ngồi trầm ngâm một lúc rồi hỏi tiếp:
- Anh à!  Còn luân hồi, anh nói cho em nghe đi, tại sao có một số người nói chết là hết, hay chết rồi đầu thai cũng như vậy thôi?  Họ cho như thế nên tha hồ cướp của giết người không sợ ai làm gì họ được cả.  Anh có nghĩ như vậy không?
Đăm chiêu một chút tôi nói:
- Anh không nghĩ như vậy.  Theo họ đó là tà kiến vì sợ sự thật, sợ nói ra cái kinh hải trong tận đáy lòng họ đó thôi.  Chứ thật ra, ai cũng có lòng từ bi ẩn hiện trong đời sống của mình cả.  Hễ tự làm thì tự chịu.  Theo nhân quả luân hồi thì đâu cũng vào đấy.  Khi làm một điều gì trái với lương tâm, họ cũng biết, nhưng vì họ ba đời khố rách áo ôm, không học thức, thấy có tiền là họ "hồ hỡi" nhảy vào gây ác nghiệp, gây sự đau thương cho dân tộc mình.  Nhưng Phật có dạy "tự làm thì tự chịu", đừng bỏ tiền ra nhiều mà mời các chư Tăng về tụng niệm cầu hết tội, nhưng nào có được đâu.
- Thôi, anh đi xa vấn đề quá rồi, nhưng mà quả báo luân hồi không sao chạy trốn được.
Nói tóm lại, khi một việc vui hay buồn xảy ra trong đời sống của ta, hãy vui vẻ trả hết cái nghiệp đó đi, chúng ta cười hoài.
- Đâu, vợ của anh cười xem sao, coi có còn đẹp không?  Ồ, vẫn đẹp vẫn duyên dáng lắm đó!
Nhà tôi bẽn lẽn mắc cở, nhìn lên trần nhà nhưng chưa chịu thua:
- Vậy chứ cơ duyên là gì?  Em chưa hiểu?
Tôi ngần ngừ nói:
- Hiểu rồi mà cứ làm bộ hỏi hoài để làm anh lúng túng.  Nếu giải đáp được thì hai mẹ con dẫn ba đi "nhậu" ở tiệm chay sang trọng nhen.
Con tôi từ phòng chạy ra hí hững:
- Ừ!  Con cũng có mấy câu hỏi cho ba, nếu giải đáp được con tình nguyện đưa ba má đi "nhậu" ở nhà hàng chay sang trọng lắm.
Tôi quả quyết:
- OK!  Cơ duyên thì có cơ duyên lành và cơ duyên chẳng lành.  Có duyên thì tới hết duyên thì đi.  Điều này áp dụng cho mọi trường hợp, từ chuyện vợ chồng, con cái, cha mẹ, đồ đạc, tiền bạc, … tới hay đi điều có cơ duyên cả.  Em có nghe trong ca dao Việt Nam cũng có nói:  Còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên đi sớm về trưa một mình .. là vậy đó.  Cũng như chồng bỏ nhà ra đi, mất tiền, hột xoàn, … đó là cơ duyên chẳng lành.  Cơ duyên lành như trúng số, như thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, …  Như vậy cơ duyên chẳng lành thì buồn rầu, cơ duyên lành thì vui tươi hay sao?  Chúng ta phải cho tất cả là cơ duyên thì dù có lành hay dữ điều cũng vậy thôi.  Tâm được tịnh thì nụ cười vẫn nở trên môi, có đúng không?
Con gái tôi vỗ tay la lớn:
- Đúng, đúng, nhưng con còn có câu hỏi nữa.
- Cứ hỏi đi, ba thấy đ.ó.i.ii rồi đấy.
Con tôi chậm chạp từng tiếng:
- Con hỏi ba, tại sao có người cầu Phật Bà nói rất linh thiêng, có người nói không thấy gì hết, không có linh thiêng thì tại sao hả ba?
Tôi hóm hỉnh:
- Đâu, con chạy lại đóng cánh cửa cho ba xem.
Con tôi đưa mắt ngơ ngác không biết tôi muốn nói gì, nhưng vẫn làm theo lời tôi.  Sau khi đóng cửa, chù ụ nói:  Con đóng cửa rồi.
- Con có thấy ánh sáng vào trong nhà được không?
- Con thấy không được.
- Vậy mở cửa ra đi, rồi nghe ba nói đây.
Con tôi mở cửa, đến ngồi sát bên má nó thì thầm:  Kỳ nầy chắc ba bí rồi má ơi!
Tôi nghe được, tự tin nói:
- Chưa chắc!  Nghe nè, khi ta cầu nguyện xin chư Phật gia hộ, xin Phật Bà cứu độ thì cánh cửa lòng của chúng ta phải mở rộng, ánh sáng từ bi cứu độ mới vào được, nỗi khổ đau mới được giải trừ.  Còn trái lại, miệng thì cầu nguyện mà cửa lòng thì đóng chặt, như vậy là sao chứ?!
- Cánh cửa lòng mà ba nói, đó là gì vậy?
- Ngu ơi là ngu!  Bấy năm đi chùa, Thầy dạy rồi mà 2 má con quên cả rồi sao?
Nói xong tôi cười ha hả, hiên ngang nói tiếp:
- Đó là: tham, sân, si, ba cánh cửa ác hại kiên cố nầy đóng kín lòng ta, làm sao chư Phật đến với chúng ta được!  Hãy mở toan nó ra và vất nó đi thì chúng ta cười hoài được, như ba vầy nè, ba cười nhé.   Ha … Ha … Ha … Má con có chịu thua ba chưa?  Có đi "nhậu" được chưa?
Con tôi khều má nó nói nhỏ:  "Sao má, con chịu thua rồi".
- Má cũng chịu thua luôn.
Nhà tôi nói lớn:
- Chịu thua rồi, vậy chúng ta cùng đi "nhậu" ở nhà hàng chay sang trọng nào tùy ba chọn.
- OK!  Chúng ta cùng cười lớn cho vui đời, vui người.
Rồi cả nhà cùng cười lớn tiếng, hạnh phúc an lạc ở cõi Ta-bà lắm phiền não này, hãy xả bỏ phiền não để được vui tươi, cười mãi mãi, vì cười là thuốc bổ và nghe đây nè, tôi hát to:  "Thức dậy em nhớ, nhớ thở nhớ cười.  Thức dậy em nhớ, thở cười nghe em.  Hơi thở là nguồn sống, nụ cười là đóa hoa, là pháp thân mầu nhiệm, là quê hương thanh bình …." (thơ Sơn Cư)
Cả nhà vui vẻ ra xe đi "nhậu" để đời được vui tươi mãi.
Nam Mô A Di Đà Phật.  Đây là câu chuyện vui nho nhỏ trong gia đình nhưng cũng thấy có chút ý nhị nên ghi ra đây, biết đâu cũng có người đồng ý với tôi để đời sống bớt tẻ nhạt ở đất khách quê người này.  Lời nói nơi đây hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng sau mấy năm học đạo.  Biết ý tưởng còn non nớt nhưng cũng đem lại niềm vui cho gia đình.  Xin quý vị có đọc đừng chọc quê, mắc cở chết!  
ThiệnĐạo+ĐứcNgọc, Tu Viện Hộ Pháp – E-Temple: www.HoPhap.Net
Hơi thở là nguồn sống, nụ cười là đóa hoa ...
Cười lên đi bạn ơi!
Theo về Tu Viện diệt sầu tan ...
===============================
Tu Viện Hộ Pháp
3048 Lashbrook Avenue, El Monte, CA 91733 – USA,
Đại Chúng trì tụng lời Kinh Phật hằng đêm từ 7:30 PM đến 9:30 p.m., 365 days/year, và nghe giảng Pháp Ðại Thừa vi diệu 4 times/week: Friday Evening, Saturday Evening, Sunday Evening & Sunday Noon
Điện thoại liên lạc 1 (626) 453-0109, hay liên lạc qua E-mail cần giúp đỡ về Phật Pháp hay E-therapy: tuvienhophap@gmail.com.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát

Buddhist Studies Room - E-Temple: HoPhap.Net
Source:  http://www.hophap.net/hp/default.asp?15659=5&596=15&759=1772&59615=4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét